Skkn

Chia sẻ bởi Lê Liên | Ngày 05/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: skkn thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC, KHẢ NĂNG SÁNG TẠO TRONG
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở trường mầm non, hoạt động tạo hình là một phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ một cách hiệu quả. Trong đó quá trình thực hiện hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển sáng tạo và tưởng tượng những cảnh vật, hiện tượng xung quanh trẻ mà trẻ chưa được nhìn thấy để sáng tạo ra những tác phẩm riêng của trẻ. Khi trẻ thực hiện các kỹ năng vẽ, nặn, cắt dán sẽ giúp cho cơ tay của trẻ phát triển (phát triển vận động tinh), bàn tay của trẻ nhanh nhẹn và khéo léo hơn. Qua hoạt động tạo hình cũng tập cho trẻ tính gọn gàng, tỉ mĩ, cẩn thận và tính kiên nhẫn, tạo thói quen nền nếp tốt trong học tập.
Kết quả hoạt động tạo hình đó chính là kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày, trong các hoạt động nhận thức khác. Hoạt động tạo hình là hoạt động sáng tạo trong đó trẻ làm đạo diễn và thỏa sức thể hiện mình.
Như chúng ta đã biết, chủ trương của ngành Giáo dục hiện nay là đổi mới giáo dục ở tất cả các bậc học nói chung và bậc học Mầm Non nói riêng. Bản thân đã nắm bắt được những vấn đề đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay như đổi mới nội dung giáo dục, đổi mới môi trường giáo dục và đổi mới cách đánh giá trẻ. Trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục là chuyển từ phương pháp “Lấy giáo viên làm trung tâm” thành phương pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”. Đó chính là phương pháp dạy học tích cực. Đây là một vấn đề đổi mới rất thiết thực và có tính chất quyết định góp phần thành công trong công tác giáo dục.
Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã vận dụng những hiểu biết của mình về phương pháp dạy học tích cực vào các hoạt động giáo dục trẻ ở lớp, đặc biệt là ở hoạt động tạo hình. Tôi nhận thấy hoạt động tạo hình nó thể hiện rõ tính tích cực sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, những hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới xung quanh.
Chính từ những hiểu biết của tôi về phương pháp dạy học tích cực và tính tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Vì vậy, trong quá trình đứng lớp, bản thân tôi đã tìm ra và tích lũy được một số giải pháp giúp trẻ phát huy hết tính tích cực sáng tạo của mình nhằm đạt chất lượng cao trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình”. Đó là lý do tôi chọn đề tài cho bài viết của mình.
II/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
1/ Thuận lợi:
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp nên tôi luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu về mọi mặt trên phương diện giáo dục như trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, chuyên môn nghiệp vụ…
Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên chúng tôi hoàn thành tốt nhiện vụ của mình như: hàng tháng tổ chức các tiết thao giảng, các tiết đã dự chuyên đề, kiến tập để giúp chị em học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau và cùng nhau nắm vững phương pháp đổi mới trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân tôi là một giáo viên lâu năm, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy trẻ lứa tuổi lớp Mầm.
Trong năm học này, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mầm (3-4 tuổi) nên cũng có nhiều thuận lợi trong công tác giảng dạy.
Bên cạnh đó, lớp chúng tôi ở vùng nông thôn nên cô trò có điều kiện tìm tòi về các đề tài động thực vật, nguyên vật liệu địa phương rất phong phú và các cháu dễ tìm, rất gần gũi đới với cháu mà trẻ thường nhìn thấy hàng ngày như: họa báo, lõi giấy, lá cây khô, các loại hạt na, chim, hoa, qủa, vỏ hộp sữa, vỏ bao thuốc lá, nắp bia - nước ngọt…
Một thuận lợi nữa là đa số các cháu trong lớp rất yêu thích hoạt động tạo hình và rất hứng thú khi được tạo hình.
2/ Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó, tôi cũng còn gặp rất nhiều khó khăn như: 100% các cháu lớp Mầm lần đầu tiên đi học nên còn rụt rè, nhút nhát.
Trẻ 3 tuổi ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ, chưa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Liên
Dung lượng: 642,00KB| Lượt tài: 18
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)