Skkn
Chia sẻ bởi Đỗ thị thu |
Ngày 05/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: skkn thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trẻ nhỏ chính là những mầm non của đất nước là tương lai của dân tộc. Mà đồng dao lại là nguồn “sữa tinh thần” nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn các em. Do đó đồng dao góp phần bỗ xung, làm giàu nguồn sức mạnh tinh thần cho trẻ thơ. Đó cũng chính là nguồn sức mạnh tinh thần của tất cả mọi người. Vì ai cũng từng có
một tuổi thơ cho riêng mình.
Trong thời đại hiện nay đầy rẫy điện thoại, laptop, tivi, điện thoại, các trò chơi điện tử ... hấp dẫn trẻ, khiến nhiều phụ huynh đã quên mất việc giới thiệu cho các con những bài đồng dao dân gian đầy vần điệu vui tai.
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ cũng như với trẻ sơ sinh những bài đồng dao mẹ đọc cho con, bà đọc cho cháu nghe sẽ giúp bé phát triển trí não và nhanh biết nói hơn so với những trẻ không được nghe đồng dao. Ở trẻ nhà trẻ và mẫu giáo cũng vậy. Qua những bài đồng dao nghe có vẻ giản đơn ấy mà lại ẩn chứa biết bao bài học quý giá như: Dạy trẻ em về thiên nhiên, xã hội, con người xung quanh, về cách cư xử, cách sống… mà âm thanh từ máy tính, ti vi hay điện thoại thông minh,... không thể nào thay thế được.Đồng daogiúp trẻ em vừa vui chơi giải trí, vừa học hỏi, phát triển các khả năng của mình và mở mang trí tuệ. Trẻ hát mà chơi, hát mà học, Hát chơi mà học thật.
Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước”.
Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi đó là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được đọc những bài đồng dao và chơi những trò chơi dân gian. Và chúng đang bị lãng quên, đang bị sự hiện đại thay thế và vùi lấp. Đang bị xếp vào danh sách lạc hậu quê mùa và không em nào thèm đoái hoài tới.Vì thế, giúp các em hiểu và quay về cuội nguồn với các bài đồng dao - trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết..
Bản thân là giáo viên mầm non đã và đang công tác tại trường Mầm Non Yên Lâm nhiều năm và được nhà trường phân công giảng dạy ở nhiều độ tuổi khác nhau. Năm nay được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 - 6 tuổi, đây là độ tuổi lớn nhất của nhà trường. Nhưng khi tôi tổ chức cho trẻ đọc đồng dao và chơi trò chơi dân gian trong một thời gian tôi thấy trẻ đang còn lúng túng, không thuộc đồng dao, chưa biết cách chơi, chưa sáng tạo khi chơi. Bên cạnh đó ở trường tài liệu về các bài đồng dao - trò chơi dân gian mặc dù có nhưng rất ít và đôi khi không phù hợp với chủ đề, chủ điểm mình đang thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non. Từ những ngày đầu như vậy bản thân tôi luôn suy nghĩ rằng mình phải làm gì? Và làm như thế nào? để chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, giúp trẻ hiểu sâu hơn về tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, cuộc sống…
Vì thế việc giúp các em hiểu và quay về cuội nguồn dân tộc bằng các trò chơi dân gian là một việc làm cấp bách và cần thiết. Không thể để tình trạng nàykéo dài hơn nữa tôi bắt tay ngay vào việc tìm hiểu, sưu tầm và viết một số lời mới cho một số bài đồng dao sao cho phù hợp với chủ đề, chủ điểm, phù hợp với nhận thức của trẻ lớp mình. Để từ đó giúp trẻ lớp mình phát triển toàn diện về mọi mặt. Chính vì thế năm học 2015 - 2016 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non”.
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Tìm hiểu, sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao, để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non.
Cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và tổ chức cho trẻ chơi.
Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mỹ
I. Lý do chọn đề tài:
Trẻ nhỏ chính là những mầm non của đất nước là tương lai của dân tộc. Mà đồng dao lại là nguồn “sữa tinh thần” nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn các em. Do đó đồng dao góp phần bỗ xung, làm giàu nguồn sức mạnh tinh thần cho trẻ thơ. Đó cũng chính là nguồn sức mạnh tinh thần của tất cả mọi người. Vì ai cũng từng có
một tuổi thơ cho riêng mình.
Trong thời đại hiện nay đầy rẫy điện thoại, laptop, tivi, điện thoại, các trò chơi điện tử ... hấp dẫn trẻ, khiến nhiều phụ huynh đã quên mất việc giới thiệu cho các con những bài đồng dao dân gian đầy vần điệu vui tai.
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ cũng như với trẻ sơ sinh những bài đồng dao mẹ đọc cho con, bà đọc cho cháu nghe sẽ giúp bé phát triển trí não và nhanh biết nói hơn so với những trẻ không được nghe đồng dao. Ở trẻ nhà trẻ và mẫu giáo cũng vậy. Qua những bài đồng dao nghe có vẻ giản đơn ấy mà lại ẩn chứa biết bao bài học quý giá như: Dạy trẻ em về thiên nhiên, xã hội, con người xung quanh, về cách cư xử, cách sống… mà âm thanh từ máy tính, ti vi hay điện thoại thông minh,... không thể nào thay thế được.Đồng daogiúp trẻ em vừa vui chơi giải trí, vừa học hỏi, phát triển các khả năng của mình và mở mang trí tuệ. Trẻ hát mà chơi, hát mà học, Hát chơi mà học thật.
Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước”.
Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi đó là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được đọc những bài đồng dao và chơi những trò chơi dân gian. Và chúng đang bị lãng quên, đang bị sự hiện đại thay thế và vùi lấp. Đang bị xếp vào danh sách lạc hậu quê mùa và không em nào thèm đoái hoài tới.Vì thế, giúp các em hiểu và quay về cuội nguồn với các bài đồng dao - trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết..
Bản thân là giáo viên mầm non đã và đang công tác tại trường Mầm Non Yên Lâm nhiều năm và được nhà trường phân công giảng dạy ở nhiều độ tuổi khác nhau. Năm nay được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 - 6 tuổi, đây là độ tuổi lớn nhất của nhà trường. Nhưng khi tôi tổ chức cho trẻ đọc đồng dao và chơi trò chơi dân gian trong một thời gian tôi thấy trẻ đang còn lúng túng, không thuộc đồng dao, chưa biết cách chơi, chưa sáng tạo khi chơi. Bên cạnh đó ở trường tài liệu về các bài đồng dao - trò chơi dân gian mặc dù có nhưng rất ít và đôi khi không phù hợp với chủ đề, chủ điểm mình đang thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non. Từ những ngày đầu như vậy bản thân tôi luôn suy nghĩ rằng mình phải làm gì? Và làm như thế nào? để chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, giúp trẻ hiểu sâu hơn về tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, cuộc sống…
Vì thế việc giúp các em hiểu và quay về cuội nguồn dân tộc bằng các trò chơi dân gian là một việc làm cấp bách và cần thiết. Không thể để tình trạng nàykéo dài hơn nữa tôi bắt tay ngay vào việc tìm hiểu, sưu tầm và viết một số lời mới cho một số bài đồng dao sao cho phù hợp với chủ đề, chủ điểm, phù hợp với nhận thức của trẻ lớp mình. Để từ đó giúp trẻ lớp mình phát triển toàn diện về mọi mặt. Chính vì thế năm học 2015 - 2016 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non”.
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Tìm hiểu, sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao, để đồng dao trở thành món ăn tinh thần cho trẻ Mầm Non.
Cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và tổ chức cho trẻ chơi.
Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mỹ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ thị thu
Dung lượng: 1,22MB|
Lượt tài: 35
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)