Skkn 13-14 tt
Chia sẻ bởi Trần Hải Đường |
Ngày 05/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: skkn 13-14 tt thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ LAGI
TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN TIẾN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 5 TUỔI
LÀM QUEN CHỮ VIẾT
Người viết : TRẦN THỦY THẢO NGUYÊN
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Mẫu Giáo Tân Tiến – Tổ Lá
Năm học : 2013 - 2014
I/ Lí do chọn đề tài:
Làm quen chữ viết là một trong những hoạt động rất quan trọng và cần thiết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, là một trong những tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ về mọi mặt như : trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ... Mặt khác, nó còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói, hoạt động “Làm quen chữ viết” là cơ sở vững chắc giúp trẻ mẫu giáo lớn bước vào trường tiểu học với một tâm thế tự tin, vững vàng, bởi vì chữ viết là một phương tiện đặc biệt quan trọng không thể thiếu được ở trường tiểu học. Đọc và viết là ngôn ngữ cơ bản góp phần cho sự hình thành nhân cách của một đứa trẻ.
Chúng ta có thể nói rằng ngôn ngữ nói và viết nó tồn tại song song và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngôn ngữ sẽ phát triển một cách tự nhiên, theo chiều hướng tốt nếu như điều kiện môi trường xung quanh thuận lợi, có sự tác động phù hơp trong giáo dục về phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn – lứa tuổi bắt đầu làm quen chữ viết. Vậy làm thế nào để trẻ học tốt, thuộc nhanh chữ cái? Điều đó làm Tôi băn khoăn suy nghĩ. Tuy kinh nghiệm chưa nhiều trong việc dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn, nhưng nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ : Trẻ rất thích những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn, sinh động… Và để trẻ tiếp thu tốt chữ cái, Tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 5 tuổi làm quen chữ viết”, với mong muốn đưa những biện pháp mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ tiếp thu chữ viết một cách dễ dàng, nhanh chóng và đạt kết quả tốt.
II/ Khảo sát thực trạng:
Nhìn chung, việc cho trẻ 5 tuổi làm quen với chữ viết là một hoạt động hết sức quan trọng, là cái cơ bản để một đứa trẻ khi bước vào lớp 1 không quá ngỡ ngàng với các chữ cái.Bản thân Tôi và các đồng nghiệp không ngừng học hỏi chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm với nhau để có những biện pháp cũng như hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo để trẻ có nhiều cơ hội nắm vững chữ viết. Thực tế ở lớp tôi phụ trách có 55% số trẻ nhận thức nhanh, 30% số trẻ nhận thức trung bình, số trẻ nhận thức chậm chiếm 15%, có 60% số trẻ nhanh nhẹn linh hoạt, 30% số trẻ nhút nhát, 10 % số trẻ còn thụ động.Trên cơ sở đó bản thân tôi đã không ngừng suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu để làm thế nào để trẻ có những giờ học làm quen chữ viết hay, hấp dẫn và mục đích sau cùng vẫn là kết quả trên trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay việc cho trẻ làm quen với chữ viết ở các Trường Mẫu Giáo còn gặp nhiều khó khăn do mong muốn bất hợp lí của các bậc phụ huynh vượt quá sự cho phép của trường, của sở, của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và còn rất nhiều vấn đề bất cập khác, với một số điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau :
1. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho việc dạy và chăm sóc trẻ tốt nhất :
+ Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động "Làm quen chữ viết".
+ Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên kịp thời về chuyên môn.
- Bản thân thường xuyên được tham dự những buổi thao giảng, kiến tập môn làm quen chữ viết do trường tổ chức.
- Đa số phụ huynh đều quan tâm đến tình hình học tập của các cháu.
2. Khó khăn :
- Một số phụ huynh còn chưa quan tâm tới con em mình. Một phần là do tình hình dân trí của phụ huynh còn thấp nên chưa tích cực phối hợp với giáo viên trong việc dạy trẻ làm quen với chữ viết.
- Có một số trẻ nói ngọng, nói đớt nên ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ khi làm quen chữ viết.
- Khoảng 2/3 số trẻ chưa mẫu giáo nhỡ nên việc rèn nề nếp học tập gặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp thu kiến thức về chữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hải Đường
Dung lượng: 169,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)