SKKK năm học 2012 - 2013
Chia sẻ bởi trần thị yến |
Ngày 13/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: SKKK năm học 2012 - 2013 thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục liên quan tác động, trực tiếp đến mọi người, là lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Đối với gia đình đó là lợi ích của mỗi công dân. Ai cũng có quá trình học tập nên chịu ảnh hưởng ít nhiều của công tác giáo dục.
Trong các văn kiện của Đảng cũng xác định “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” muốn tạo ra nguồn nhân lực thật tốt để đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Để đạt được mục tiêu đó không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, phải có sự tham gia tích cực, phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội. Sự tham gia phối hợp ấy phải được tiến hành có tổ chức, khoa học, thường xuyên liên tục mới mang lại hiệu quả cao. Phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Xác định mục tiêu xã hội hoá giáo dục là xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; huy động nhân lực, vật lực, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ cho giáo dục phát triển nhanh và bền vững.
Trong những năm gần đây công tác xã hội hóa giáo dục của xã Văn Hán nói chung và đơn vị nhà trường nói riêng đã đạt nhiều kết quả, nhận thức chung về giáo dục-đào tạo của nhân dân trong xã được nâng lên, huy động sự tham gia đóng góp nhân lực, tài lực, vật chất cho giáo dục,…Từ đó bộ mặt của nhà trường có nhiều khởi sắc, bước đầu thu hút được sự quan tâm chăm lo cho sự phát triển, đầu tư về cơ sở vật chất để nhà trường ngày càng khang trang, đầy đủ hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và hỗ trợ nhà trường trong công tác xây dựng trưởng đạt chuẩn Quốc gia.
Tuy nhiên, công tác xã hội hóa giáo dục ở đơn vị vẫn chưa phát huy một cách toàn diện sự tham gia của toàn thể cộng đồng, mỗi người dân, công tác tuyên truyền cả bề rộng lẫn chiều sâu chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Còn một bộ phận không nhỏ gia đình cha mẹ học sinh có tư tưởng giao khoán chuyện dạy dỗ, giáo dục con cái cho thầy cô, nhà trường, thờ ơ đến các hoạt động giáo dục, nhận thức rất hạn chế so với sự phát triển giáo dục trong tình hình mới.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, muốn phát triển nhà trường nhanh và bền vững phải ra sức làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, khi mọi người dân, mọi gia đình trên địa bàn quản lý nhận thức sâu sắc về giáo dục, cùng nhau chăm lo, để trường học phát triển, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường với tinh thần tự nguyện, tâm huyết nhất, khi ấy nhà trường mới là chỗ dựa đáng tin cậy của cộng đồng, góp phần giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người lao động có tri thức, công dân hữu ích cho xã hội, địa phương sau này.
Tôi nhận thức rằng, trong khi ngân sách chi cho giáo dục còn hạn hẹp, thì nguồn huy động vật chất từ cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội đem lại cho con em họ môi trường giáo dục là tốt nhất. Nếu toàn xã hội và các gia đình quan tâm với công tác xã hội hóa giáo dục thì con em của chúng ta được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn. Chính vì thế, là một cán bộ quản lý nhà trường tôi nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục nên mạnh dạn chọn đề tài này để cùng chia sẻ, học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, các đơn vị thực hiện tốt công tác xã hội hóa.
II. Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề xã hội hóa giáo dục là việc làm có tính xã hội rộng lớn trong phạm vi cả nước mang tầm khái quát cao, nhưng trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến công tác xã hội hóa giáo dục trong địa bàn nhà trường quản lý, gồm có hộ gia đình và công tác huy động các nguồn lực từ các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân trong, ngoài xã có tâm huyết đối với công tác giáo dục của đơn vị.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng các phương pháp điều tra, so sánh, thống kê tổng hợp từ thực tiễn công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn qua từng năm có xem xét tổng thể về điều
I. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục liên quan tác động, trực tiếp đến mọi người, là lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Đối với gia đình đó là lợi ích của mỗi công dân. Ai cũng có quá trình học tập nên chịu ảnh hưởng ít nhiều của công tác giáo dục.
Trong các văn kiện của Đảng cũng xác định “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” muốn tạo ra nguồn nhân lực thật tốt để đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Để đạt được mục tiêu đó không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, phải có sự tham gia tích cực, phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội. Sự tham gia phối hợp ấy phải được tiến hành có tổ chức, khoa học, thường xuyên liên tục mới mang lại hiệu quả cao. Phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
Xác định mục tiêu xã hội hoá giáo dục là xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; huy động nhân lực, vật lực, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ cho giáo dục phát triển nhanh và bền vững.
Trong những năm gần đây công tác xã hội hóa giáo dục của xã Văn Hán nói chung và đơn vị nhà trường nói riêng đã đạt nhiều kết quả, nhận thức chung về giáo dục-đào tạo của nhân dân trong xã được nâng lên, huy động sự tham gia đóng góp nhân lực, tài lực, vật chất cho giáo dục,…Từ đó bộ mặt của nhà trường có nhiều khởi sắc, bước đầu thu hút được sự quan tâm chăm lo cho sự phát triển, đầu tư về cơ sở vật chất để nhà trường ngày càng khang trang, đầy đủ hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và hỗ trợ nhà trường trong công tác xây dựng trưởng đạt chuẩn Quốc gia.
Tuy nhiên, công tác xã hội hóa giáo dục ở đơn vị vẫn chưa phát huy một cách toàn diện sự tham gia của toàn thể cộng đồng, mỗi người dân, công tác tuyên truyền cả bề rộng lẫn chiều sâu chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Còn một bộ phận không nhỏ gia đình cha mẹ học sinh có tư tưởng giao khoán chuyện dạy dỗ, giáo dục con cái cho thầy cô, nhà trường, thờ ơ đến các hoạt động giáo dục, nhận thức rất hạn chế so với sự phát triển giáo dục trong tình hình mới.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, muốn phát triển nhà trường nhanh và bền vững phải ra sức làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, khi mọi người dân, mọi gia đình trên địa bàn quản lý nhận thức sâu sắc về giáo dục, cùng nhau chăm lo, để trường học phát triển, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường với tinh thần tự nguyện, tâm huyết nhất, khi ấy nhà trường mới là chỗ dựa đáng tin cậy của cộng đồng, góp phần giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người lao động có tri thức, công dân hữu ích cho xã hội, địa phương sau này.
Tôi nhận thức rằng, trong khi ngân sách chi cho giáo dục còn hạn hẹp, thì nguồn huy động vật chất từ cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội đem lại cho con em họ môi trường giáo dục là tốt nhất. Nếu toàn xã hội và các gia đình quan tâm với công tác xã hội hóa giáo dục thì con em của chúng ta được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn. Chính vì thế, là một cán bộ quản lý nhà trường tôi nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục nên mạnh dạn chọn đề tài này để cùng chia sẻ, học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, các đơn vị thực hiện tốt công tác xã hội hóa.
II. Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề xã hội hóa giáo dục là việc làm có tính xã hội rộng lớn trong phạm vi cả nước mang tầm khái quát cao, nhưng trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến công tác xã hội hóa giáo dục trong địa bàn nhà trường quản lý, gồm có hộ gia đình và công tác huy động các nguồn lực từ các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân trong, ngoài xã có tâm huyết đối với công tác giáo dục của đơn vị.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng các phương pháp điều tra, so sánh, thống kê tổng hợp từ thực tiễn công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn qua từng năm có xem xét tổng thể về điều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: trần thị yến
Dung lượng: 9,32MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)