SK LQCC

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thùy Linh | Ngày 05/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: SK LQCC thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


Một số biện pháp
gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái

I. Đặt Vấn Đề
Giáo dục Mầm non là nền tảng ban đầu và chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng trong việc hình thành nhân cách con người . Trẻ em là hạnh phúc của mọi nhà, là tương lai của cả dân tộc. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của mọi người mọi gia đình và của toàn xã hội .Vì thế, chúng ta càng phải quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để các em sống, học tập và vui chơi để sau này các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Chính vì vậy Bộ Giáo dục và đào tạo cho ra đời chương trình giáo dục mầm non mới và triển khai thực hiện từ năm học 2009 -2010 đến nay . Qua thời gian thực hiện, qua các buổi tập huấn, các chuyên đề do phòng Giáo dục - đào tao Vũ Thư tổ chức, tôi thấy chương trình Giáo dục Mầm non mới đổi mới cả về nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy hướng đến phát triển toàn diện, liên tục của trẻ, đảm bảo sự đa dạng vùng miền và đối tượng trẻ. Ngoài ra chương trình Giáo dục Mầm non mới đòi hỏi việc tổ chức các hoạt động học tập vui chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tích hợp các nội dung chăm sóc giáo dục theo chủ điểm, đảm bảo yêu cầu nuôi dưỡng , chăm sóc và giáo dục trẻ. Đối với trẻ 5 tuổi, “ Làm quen với chữ viết ” là môn học vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết như : Tư thế ngồi, cách cầm bút, mở vở, luyện phát âm, nhận biết chính xác 29 chữ cái . Ngoài ra còn hình thành ở trẻ tính kỷ luật, tính kiên trì, tỉ mỉ , ghi nhớ có chủ định…tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước vào trường tiểu học.
Khi dạy trẻ “ Làm quen với chữ viết”, tôi xác định là người giáo viên Mầm non phải tự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để tổ chức tiết dạy hấp dẫn, hiệu quả phù hợp với đặc điểm tâm lý hồn nhiên ngộ nghĩnh của trẻ thơ: “Học mà chơi , chơi mà học” . Trong suốt thời gian qua, tôi luôn cố gắng tìm ra những biện pháp, thủ thuật dạy trẻ với mục tiêu : Trẻ nhận mặt chữ nhanh, phát âm chuẩn, tô viết chữ cái đúng quy trình, rèn luyện khả năng điều khiển cây bút bằng tay phải, ngồi đúng tư thế. Vậy làm thế nào để trẻ tiếp thu bài một cách tự nhiên thoải mái, có kiến thức vững vàng về môn học này? Sau một thời gian tìm tòi và học hỏi, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái”, mong rằng những kinh nghiệm của tôi được chia sẻ cùng đồng nghiệp để cùng nhau dạy tốt hơn môn học này.

II. Các biện pháp đã thực hiện
1. Nghiên cứu tiết dạy, soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng
Để truyền đạt kiến thức đến cho trẻ một cách tốt nhất, người giáo viên cần nghiên cứu bài dạy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thùy Linh
Dung lượng: 65,50KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)