Sanh kien kinh nghiem chuyen mon

Chia sẻ bởi Phùng Thị Hiền | Ngày 06/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: sanh kien kinh nghiem chuyen mon thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

I - ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục mầm non giữ một vai trò quan trọng đó là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu từ 0 – 6 tuổi. Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện theo 5 mặt : Đức - trí - thể - mỹ và lao động.
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường mầm non phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch và mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục trẻ 5T nói riêng đó là : Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn hồn nhiên vui tươi, có tình cảm yêu thương gia đình, yêu cái đẹp, ham muốn hiểu biết, trẻ thích đi học, trẻ có một số kỹ năng hành vi thói quen nề nếp tốt để bước vào trường phổ thông. việc đến trường phổ thông được coi như là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời,là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt vì trẻ có sự biến đổi giữa lớp mầm non lên tiểu học. Đó là việc trẻ được chuyển qua một lối sống mới với những hoạt động mới, một vị trí xã hội mới với những mối quan hệ mới của một người học sinh thực thụ.
Chúng ta đừng nghĩ, nâng cao chất lượng cho trẻ vào trường phổ thông là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết,làm các bài toán ở sách lớp 1.Quan điểm này thật là sai lầm và hiện nay cũng có một số phụ huynh và giáo viên đã mắc phải và làm ảnh hưởng không ít đến trẻ, có một số trẻ đã mắc phải một số bệnh khi trẻ lên lớp 1 như : bệnh chủ quan, bệnh sợ học, bệnh lơ là trong giờ học ( vì trẻ đã biết trước)…., vô tình ta đã làm cho trẻ không cần phải tư duy,ghi nhớ trong giờ học, làm mai một đi khả năng tiếp cận tri thức,sáng tạo của trẻ.
việc nâng cao chất lượng cho trẻ vào trường phổ thông là chuẩn bị toàn diện về mọi mặt không thiên về khía cạnh nào, và tuỳ theo lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà ta áp dụng các bài tập, giờ học, giờ chơi, sinh hoạt cho phù hợp.
Nhận thức sâu sắc vấn đề trên bản thân tôi là một phó hiệu trưởng đang công tác tại trường mầm non Phiêng Pằn I, là xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mai Sơn thì việc nâng cao chất lượng chất lượng cho trẻ 5tuổi càng trở nên cấp thiết. Trong những năm làm quản lý chỉ đạo chuyên môn tại trường tôi luôn quan tâm chú trọng đến việc nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi. Tôi rất băn khoăn trăn trở trước một vấn đề là làm sao nâng cao được chất lượng cho trẻ 5tuổi vùng cao. Vì vậy sau một thời gian suy nghĩ và được sự giúp đỡ của CBGV trong trường tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho học sinh 5 tuổi ở trường mầm non vùng cao”.
II – CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1 - KHẢO SÁT THỰC TẾ - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
a - Thuận lợi
Nhà trường nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, phòng giáo dục đào tạo Mai Sơn đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của chuyên môn phòng, của các ban ngành của xã, của bản và các bậc phụ huynh.
Một số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của bậc học, ủng hộ giúp đỡ các cô giáo trong việc vận động đưa trẻ tới trường.
Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu so với kế hoạch phòng giao.
Trường có BGH trẻ năng động, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết xây dựng tập thể sư phạm nhà trường thành một khối thống nhất.
Có ý thức tự giác rèn luyện nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ. Chấp hành tốt nội quy, quy chế chuyên môn.
CSVC trang thiết bị tương đối đầyđủ đảm tương đối đảm bảo cho việc dạy và học.
b - Khó khăn
Trường mầm non Phiêng Pằn I là trường mầm non ở một xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mai Sơn. Với hai dân tộc anh em sinh sống là Mông và Sinh Mun.
Thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, trình độ dân trí thấp.
Đường giao thông đi lại khó khăn là vào mùa mưa.
Một số phụ huynh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Thị Hiền
Dung lượng: 90,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)