Sang kien mam non
Chia sẻ bởi Vũ Hương Trà |
Ngày 05/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: sang kien mam non thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
ỦY BAN NHÂN DÂN quận long biên
Trừơng mầm non phúc Đồng
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
Giải quyết tình huống giao tiếp
ở trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)
dựa trên tình cảm và nhận thức của trẻ
`
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm xã hội
Giáo viên: Hồ Thị Tuyến
Lớp: Mẫu giáo nhỡ B1 (4-5 tuổi)
LONG BIÊN, THÁNG 3 NĂM 2012
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: Giải quyết tình huống giao tiếp ở trẻ mẫu giáo nhỡ
(4 - 5 tuổi) dựa trên tình cảm và nhận thức của trẻ.
A. Đặt vấn đề
Có thể nói giao tiếp ứng xử với trẻ là cả một nghệ thuật và là vấn đề khoa học. Tuy nhiên đứng trước thực trang hiện nay, hầu hết mọi người vẫn áp dụng cách dạy trẻ theo phương pháp cổ truyền: Người lớn giải quyết vấn đề với trẻ dựa vào tình cảm và nhận thức của người lớn chứ không đứng trên tình cảm và nhận thức của trẻ. Vì vậy trẻ tiếp thu một cách thụ động và có phần nào bị áp đặt. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, chúng ta nên có cái nhìn thay đổi trong cách dạy trẻ thông qua việc giải quyết các tình huống với trẻ đứng trên tình cảm và nhận thức của trẻ. Xuất phát từ vai trò và thực tế đó và trong phạm vi cho phép, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Giải quyết tình huống giao tiếp ở trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi ) dựa trên tình cảm và nhận thức của trẻ” là những kinh nghiệm nhỏ của mình trong suốt quá trình dạy trẻ mà tôi đã cóp nhặt được từ thực tế, từ các nguồn sách báo, từ tư liệu trên Internet. Sau khi áp dụng tại trường tôi và với con gái nhỏ của mình, tôi thấy thật sự hiệu quả. Mong rằng đề tài này của tôi được các bạn biết đến và áp dụng linh hoạt trong việc ứng xử với trẻ để hiệu quả giao tiếp đạt cao nhất cho mục đích cuối cùng là trẻ và người lớn cũng được thỏa mãn tâm lý.
B. Giải quyết vấn đề
I. Lý do vì sao cần thay đổi quan điểm trong việc giải quyết các tình huống với trẻ là: Dựa trên tình cảm và hiểu biết của trẻ.
Hoạt động là để thỏa mãn nhu cầu và tâm lý của mỗi cá thể. Trẻ cũng vậy, chúng không ngừng hoạt động để giao lưu, khám phá thế giới xung quanh. Chính sự tò mò, ham học hỏi ấy đã tạo cho chúng ta không biết bao phiền toái. Thường thì cách giải quyết của người lớn là ngăn cấm, nhắc nhở, cảnh báo,...thậm chí là trừng phạt trẻ trước những hành động mà người lớn cho là trẻ “không được” làm. Chính thái độ của người lớn làm cho trẻ, trước hết là bị ức chế tạm thời vì không được thỏa mãn tâm lý, sau là càng làm tăng sự tò mò cho trẻ. Để đến khi có cơ hội (nằm ngoài tầm kiểm soát của người lớn) là trẻ trải nghiệm ngay. Nhiều khi vì mặt trái của sự ngăn cấm này mà dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Chẳng hạn, một ông bố khi thấy con lại gần ổ điện thì quát lớn:
- Không được lại gần đó. Điện giật đấy!
Đứa trẻ như một phản ứng tự nhiên, nó lùi lại ngay, nhưng thực sự nó không hiểu vì sao lại không được sờ vào điện. Và trẻ bắt đầu phán đoán: Điện là cái gì? Trong ổ điện có cái gì? Chọc cái que này vào đó thì sao nhỉ? Chắc bố muốn dấu mình điều gì đó... Và lần sau, khi bố mẹ hoặc người lớn không để ý là trẻ sẽ khám phá ngay. Bởi khi đó sức hấp dẫn của điều bí ẩn bên trong cái ổ điện kia làm cho trẻ quên đi lời cảnh báo có tính chất hoàn cảnh của ông bố. Nếu không ai phát hiện được phán đoán này của trẻ thì có thể dẫn tới hậu quả đáng tiếc là điều chắc chắn.
Hay như việc trong lớp học, cô cứ nhắc mãi là “không được nói chuyện”. Nhưng nói chuyện, chạy nhảy, a dua, la hét ầm ĩ, “cả thèm chóng chán”, tự do.... đấy là những đặc trưng cố hữu của trẻ. Người lớn, đặc biệt là các nhà giáo dục cần nắm được để dạy trẻ biết thể hiện đúng lúc, hợp với hoàn cảnh chứ không phải là việc ngăn cấm trẻ. Vấn đề ở đây là dù có muốn hay không, người lớn vẫn cần biết chấp nhận cả những cái đáng yêu và chưa đáng yêu của trẻ. Vậy thế nào để chấp nhận? Làm thế nào để giáo dục trẻ?
Chấp nhận cái “xấu”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Hương Trà
Dung lượng: 32,25MB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)