Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp tỉnh năm học 2012- 2013

Chia sẻ bởi Trần Thị Thanh Thủy | Ngày 05/10/2018 | 93

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp tỉnh năm học 2012- 2013 thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

“ Công tác quản lý chỉ đạo lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ vào chương trình giáo dục mầm non”
Người thực hiện đề tài: Trần Thị Thanh Thủy
Đạt SKKN cấp tỉnh năm học 2012- 2013

MỞ ĐẦU

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Chúng ta thật đáng tự hào về nền văn hóa của dân tộc Việt nam. Trong đó phải kể đến đồng dao, ca dao, tục ngữ Việt nam. Nó là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là thể loại văn học dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác và chuyển tiếp qua nhiều thế hệ. Cội nguồn của ca dao, đồng dao, tục ngữ xuất phát từ cuộc sống lao động. Nó xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Bởi vậy nên nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của nhân dân.
Đồng dao, ca dao, tục ngữ phản ánh cuộc sống lao động của con người bằng những hình tượng văn học nghệ thuật chứa dựng bao tâm tư, nguyện vọng, bao niềm vui, nổi buồn và khát vọng, ước mơ trong cuộc sống.
Tuổi ấu thơ của mỗi chúng ta đi qua đều được nuôi dưỡng bằng đôi dòng sữa mẹ, được ru ngủ bằng những bài đồng dao, ca dao đã được phổ nhạc thành những làn diệu dân ca qua lời ru của bà, của mẹ. Điệu ru ca dao ấy với âm hưởng tiếng mẹ là cánh tay yêu thương âu yếm ôm ấp, vỗ về, là tấm chăn ấm áp ấp ủ, là làn gió mát dịu dàng thoảng qua. Nó mang ước vọng trang bị tâm thức cho trẻ thơ từ khi vừa mới bắt đầu chào đời, thấm nhuần dần dần cách ăn, lối ở, hiểu biết cách cư xử, trau dồi ý chí và nghị lực, để khi trưởng thành có thể sống trong thanh thản, an bình và hạnh phúc. Khi còn nằm trong tao nôi là thế, còn khi đứa trẻ lên hai, ba tuổi, các trò chơi có gắn với lời, nội dung của bài đồng dao đã cuốn hút các em một cách thích thú. Đồng dao, ca dao, tục ngữ ngấm vào cảm xúc tuổi thơ của mỗi người như một lẽ tự nhiên. Bởi vậy, khi lớn lên, mỗi khi chứng kiến trẻ nhỏ diễn xướng đồng dao, chúng ta đều cảm thấy mình như trẻ lại, những ký ức thời thơ ấu lại tái hiện mang lại cho ta cảm giác yêu đời và gợi lại những kỷ niệm đẹp đẽ khó quên về một thời thơ ấu hồn nhiên, vô tư, thánh thiện, chẳng bao giờ trở lại. Ấn tượng về những bài đồng dao thật sâu sắc đối với mỗi con người. Nội dung của các bài đồng dao không chỉ là đơn giản, dễ hiểu, dễ thuộc mà còn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ về nhận thức cũng như các hoạt động vui chơi khác. Ngôn từ của đồng dao gần gũi với cách nói vần vè, giàu nhịp điệu của ngôn ngữ nhi đồng. Nhiều bài đồng dao có lối kết cấu vòng tròn, trẻ có thể đọc đi, đọc lại nhiều lần mà không chán, không kết thúc. Ví dụ như bài: “Lúa ngô là cô đậu nành”; “ Tu hú là chú bồ các”…
Đồng dao, ca dao, tục ngữ có chức năng thoả mãn nhu cầu vui chơi của các em nhỏ, do lời đồng dao gắn với trò chơi, ca dao gắn với lời bài hát và tục ngữ là những lời thơ đa màu sắc của cuộc sống xung quanh trẻ.
Với những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật như vậy, đồng dao, ca dao, tục ngữ thực sự là một món ăn tinh thần thực sự không thể thiếu được đối với trẻ thơ. Song hiện nay, số lượng của các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ được tuyển chọn trong chương trình giảng dạy cho trẻ mầm non còn quá hạn chế. Đặc biệt, nội dung chưa đủ phục vụ cho các chủ điểm giáo dục trẻ mầm non. Do vậy, khi chỉ đạo thực hiện chương trình mầm non hiện hành giáo viên gặp rất nhiều khó khăn về tài liệu, lúng túng về phương pháp.
Từ những lý do trên, nên bản tôi chọn đề tài nghiên cứu“ Công tác quản lý chỉ đạo lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ vào chương trình giáo dục mầm non”
2. Mục đích nhiên cứu
Khảo sát việc lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ vào trong các hoạt động của trẻ hằng ngày ở trường Mầm Non để biết đcác hạn chế khi hiện. Từ đó tìm ra giải pháp tối góp phần đđồng dao, ca dao, tục ngữ vào ơng trình giáo dục mầm non một cách phong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thanh Thủy
Dung lượng: 296,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)