Sáng kiến kinh nghiệm

Chia sẻ bởi Trần Thị Lệ Hà | Ngày 05/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Xuyến
Đề tài: Một số biện pháp phát huy hiệu quả việc tổ chức
cho trẻ 5-6 tuổi đóng kịch.

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Với trẻ Mầm non, trò chơi là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Bên cạnh rất nhiều các trò chơi như đồ chơi ô tô, xe máy, búp bê, trò chơi dân gian, đồng dao... thì trong đó đóng kịch theo tác phẩm văn học là một hoạt động - trò chơi đặc biệt không chỉ được trẻ em say mê, hứng thú chơi mà còn mang lại ý nghĩa quan trọng đối sự phát triển nhân cách của trẻ.
Trong trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học trẻ không chỉ biến mình thành người lớn, mà còn phải “ hoá thân” thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt, với những hành động vừa thực tê, vừa kỳ ảo… Để đóng được vai này trẻ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống như người nghệ sĩ. Kết quả của trò chơi đóng kịch có một ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp trẻ tích luỹ được kinh nghiệm sống. Qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ của trẻ. Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được giọng nói diễn cảm rõ ràng và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác…Đặc biệt trò chơi đóng kịch đã phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập, sáng tạo. ..
Thực tế hiện nay trong một số giáo viên cũng đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch nhưng cách tổ chức trò chơi còn rất nghèo nàn, thụ động, cô chưa có những biện pháp tạo hứng thú cho trẻ trong khi chơi nên chưa phát huy được khả năng sáng tạo trong khi chơi, trẻ chưa thể hiện được vai chơi đúng theo tính cách của nhân vật…
Là một giáo viên trong nhà trường, qua quá trình tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi đã tham khảo nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch và tìm ra được một số biện pháp phát huy hiệu quả việc tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi đóng kịch.
2. Phần nội dung.
2.1. Thực trạng.
2.1.1. Thuận lợi.
Bản thân là một giáo viên được đào tạo trình độ đại học mầm non chính quy và được công tác trên 2 năm, được phân công trực tiếp đứng lớp 5-6 tuổi. Bên cạnh đó tôi còn được nhà trường thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cùng với các giáo viên trong nhà trường.
Hằng năm, được nhà trường đặc biệt chú ý quan tâm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho lớp tương đối đầy đủ.
Ngoài ra, nhận thức của các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ đã được nâng cao.
2.1.2. Khó khăn.
Kinh nghiệm chuyển thể kịch bản tác phẩm văn học còn hạn chế, chưa có những biện pháp thích hợp để tổ chức một hoạt động dạy trẻ đóng kịch tốt.
Đồ dùng đồ chơi tuy đã được trang bị nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ nhất là các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi đóng kịch nên chưa tạo được hứng thú cho trẻ và chưa phát huy được tính tích cực độc lập, sáng tạo của trẻ.
Trẻ đi học không đều, nhiều trẻ đến lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
2.1.3. Kết quả khảo sát kỹ năng đóng kịch của trẻ lớp 5-6 tuổi.
Số trẻ được khảo sát
Nội dung và kết quả khảo sát


Trẻ hiểu nội dung tác phẩm và hiểu tính cách của các nhân vật trong tác phẩm
Biết nhập vai chơi và thể hiện sáng tạo trong khi chơi


Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu

31
5
10
14
2
2
5
9
15

%
16,1
32,2
45,2
6,5
6,5
16,1
29
48,4


Từ thực trạng trên và qua kết quả khảo sát kỹ năng đóng kịch của trẻ mẫu giáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Lệ Hà
Dung lượng: 111,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)