Sáng kiến kinh nghiệm

Chia sẻ bởi Đặng Phương Nam | Ngày 26/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:

GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 24- 36 THÁNG TUỔI HỌC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 6 tháng 9 năm 2015 đến ngày 25 tháng 5 năm 2016
4. Tên tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Hiền
Năm sinh: 1972
Nơi thường trú: TDP Cồn Tầu Tây TT Quất Lâm- Giao Thủy – Nam Định
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Mầm Non
Chức vụ công tác: Giáo Viên
Nơi làm việc: Trường Mầm Non TT Quất Lâm
Điện thoại: 01673125245
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến đạt 90-95%
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị; Trường Mầm Non TT Quất Lâm
Địa chỉ: TT Quất Lâm – Giao Thủy – Nam Định
Điện thoại: 03503747695








BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Hoạt động âm nhạc chiếm một vị trí quan trọng trong trường Mầm non, nó góp phần giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống. Thông qua hoạt động âm nhạc, trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội loài người, kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật để hình thành ở trẻ những mầm mống ban đầu của sự sáng tạo và khiếu thẩm mỹ. Thông qua các hoạt động hát, múa, trò chơi âm nhạc, trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập các vận động tĩnh, vận động múa, hát và sự dẻo dai của bàn tay. Đây là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non nói chung, trẻ nhà trẻ nói riêng rất ưa thích. Chính vì vậy, hoạt động âm nhạc góp phần phát triển thẩm mỹ, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo, đồng thời hoạt động âm nhạc sẽ là sự biểu lộ thái độ, tình cảm yêu ghét của trẻ đối với thế giới xung quanh mình.
Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi Mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tốt của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thật vô cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ thật không phải dễ. Để thực hiện tốt bộ môn này, tôi đã trải qua một số thuận lợi và khó khăn.
II/ MÔ TẢ GIẢI PHÁP.
1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến.
* Thuận lợi
Là một giáo viên tác lâu năm trong ngành, thật vinh dự và tự hào cho tôi được giảng dạy tại trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia, trường còn đạt danh hiệu chuẩn về môi trường xanh sạch đẹp năm học vừa qua trên quê hương anh hùng, nơi mà tôi được sinh ra và lớn lên . Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học rộng rãi, thoáng mát, sự nhận thức của phụ huynh ngày càng nâng cao rõ rệt. Nhà trường, giáo viên được các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm xây dựng đủ phòng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Phương Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)