Sáng kiến kinh nghiệm

Chia sẻ bởi Trần Viết Mẫn | Ngày 06/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Mục lục

Phần I. mở đầu
Lý do chọn đề tài
Cơ sở khoa học của đề tài
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu
Phần II. Nội dung
Chương I. Cơ sở lý luận.
1. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo.
2. Nội dung môn khám phá khoa học theo chương trình giáo dục mầm non mới.
Chương II. Tình hình thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo của giáo viên trường mầm non Hồng Quảng.
1. Tại góc thiên nhiên. 2. Tại góc bé yêu khoa học.
3. Trong giờ hoạt động chung của môn khám phá khoa học.
Chương III. Một số trò chơi thực nghiệm giúp trẻ mẫu giáo khám phá khoa học.
I. Các trò chơi thực nghiệm với cây và hạt.
1. Cây xanh có những bộ phận nào?
2. Trong hạt có gì?
3. Gieo hạt.
4. Sự phát triển của cây từ hạt.
5. Cây cần gì để lớn lên và phát triển.
6. Cỏ có cần ánh sáng không?
II. Các trò chơi với nước, không khí và ánh sáng.
Bóng cây thay đổi.
Có gì trong chai không?
Làm một cầu vồng.
Bé biết những gì về nước?
III. Trò chơi với nam châm.
Chương IV. Hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi thực nghiệm.
Phần III. Kết luận và kiến nghị
Phần mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài:
Theo kết quả nghiên cứu của ngành giáo dục thì giáo dục mầm non là bậc học quan trọng nhất trong hệ thồng giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những cơ sở ban đầu, nền tảng cho sự phát triển nhân cách và tư duy cho mỗi con người. Qua đó giúp hình thành bước đầu của phẩm chất đạo đức, khuyến khích việc khám phá khoa học và làm chủ những kiến thức khoa học công nghệ trong thời đại mới.
ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen với nhiều môn học khác nhau. Trong đó môn học “Làm quen với môi trường xung quanh” có ý nghĩâ quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Vì vậy trong chương trình giáo dục mầm non mới môn học này đã được đổi tên thành môn học “Khám phá khoa học”. Môn học này nhằm hình thành và giúp cho trẻ phát triển nhận thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học trong môn học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát…
Nhưng bên cạnh đó, việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Nếu trong chương trình giáo dục mầm non cải cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Viết Mẫn
Dung lượng: 102,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)