Sang kien kinh nghiem
Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Xuân |
Ngày 05/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QUẬN BÌNH TÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN
Đề tài: CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ TRẺ KHI MỚI ĐI HỌC VÀ CÁC BIỆN PHÁP LÀM QUEN TRẺ VỚI TRƯỜNG MẦM NON.
Người viết: Lê Thị Thanh Xuân
Đơn vị: Trường mầm non Hương Sen.
Gia đình là môi trường đầu tiên tràn đầy tình yêu thương, thân thuộc và an toàn đối với trẻ. Dù đi đâu bé cũng nhớ đến nhà và những người thân của mình. Lần đầu tiên bé được làm quen với trường lớp mầm non với bao điều mới lạ: lớp mới, bạn mới, cô giáo mới, môi trường mới không có bố mẹ. Những lúc này bé không còn thấy mình được an toàn nữa, tâm lý bé dể bị rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ sệt… Chính vì thế nhiều bé biểu hiện bằng những rối nhiễu như hay ói, giật mình la hét khi ngủ, bỏ ăn, khóc rất nhiều mỗi khi đi học. Đây có thể là cú “ sốc” lớn, là ấn tượng đầu đời của bé.
Là giáo viên mầm non tôi cần phải hiểu những tâm lý diễn ra khi bé mới đến trường. Qua đó xây dựng trong tâm hồn bé những ấn tượng tốt đẹp khi mới đến trường, tạo cho bé cảm giác an toàn khi ở lớp, để kéo gần khoảng cách giữa môi trường gia đình và nhà trường. Dù ở trường nhưng bé có cảm giác như đang sống trong nhà của mình, xem cô giáo như người mẹ thứ hai: đầy tình thương và sự chia sẻ.
Đầu năm học 2010 – 2011 tôi được phân công dạy lớp 5 – 6 tuổi ( 4). Đa số các bé trong lớp đều mới đến trường mầm non. Những ngày đầu mới đến trường các bé thể hiện những trạng thái tâm lý khác nhau:
Bé Chu Lân thì ôm cứng chân mẹ không muốn rời xa. Những buổi đầu đến lớp bé khóc, ói, co mình lại một góc, không trò chuyện cùng ai. Đến giờ ăn bé cứ kéo áo bịt miệng lại không cho cô đút. Ăn được 1-2 muổng bé lại ói ra. Trong khi đó bé rất ốm nên tôi vô cùng lo lắng.
Bé Anh Quân những buổi đầu đi học bé khóc thét lên và nói: “ Con không chịu đi học? Con không vẽ đâu?”.
Hai bé Mỹ Ngân và Mỹ Nhi thì nắm chặt tay mẹ dặn: “ Nhớ đón con sớm nha!”.
Bé Anh Thư thì được ba đưa đến lớp sáng nào cũng thút thít khóc. Vào lớp ăn hay ói.
Bé Tuấn Hùng khi mới vào lớp không khóc nhưng rất buồn, ăn ít, dể ói và hay bị đau bụng.
Bé Đức Anh những ngày mới đến trường không khóc nhưng khuôn mặt buồn nhiều, cứ đi theo cô và nói: “ Con muốn về với mẹ”.
Làm sao để giúp bé? Tôi rất băn khoăn và tìm những biện pháp làm quen bé với trường mầm non như sau:
Tạo sự thân thiện:
Bằng tình yêu thương tôi đón nhận bé vào lớp. Với lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ âu yếm, ánh mắt gần gũi, thân thiện và cảm thông tôi hướng về bé, tạo lòng tin cho bé khi lần đầu tiếp xúc. Đồng thời trò chuyện vui vẻ thân mật với bố mẹ, vừa để biết được đặc điểm tâm lý của bé, vừa để bé làm quen với cô. Tạo sự thân thiện giao lưu giữa cô, mẹ và bé để bé thấy cô không phải là người xa lạ.
Khi bố mẹ chào tạm biệt bé, thấy bé quá xúc động tôi liền ôm bé vào lòng vỗ về, an ủi bé để bé yên lòng hơn khi ở lớp không có mẹ.
Trò chuyện cùng bé:
Tôi giới thiệu bé với các bạn trong lớp, hân hoan chào đón thành viên mới của lớp, gợi ý cho các bạn mời bé cùng đến chơi chung, trò chuyện làm quen và giúp đỡ bạn mới. Tận dụng những lúc rảnh rổi tôi lại gần nắm tay và trò chuyện cùng bé. Cô nên tạo cho bé chổ dựa về tinh thân khi bé ở lớp, từ tình cảm đó cô sẻ giúp bé an tâm hơn,trường lớp mầm non gần gũi với bé hơn và trẻ dể hòa đồng cùng các bạn trong lớp hơn.
Chơi với đồ chơi trong lớp và đồ chơi ngoài trời:
Ở tuổi mẩu giáo hoạt động chủ đạo của bé là vui chơi. Vui chơi giúp bé khám phá những điều mới lạ và thú vị chỉ có ở trường lớp mầm non.
Bé bị cuốn hút bởi đồ chơi và trò chơi mà quên đi cảm giác xa mẹ và người thân của mình.
Vui chơi các bé được thoải mái truyện trò, cùng giao lưu làm quen nhau từ đó bé gần gũi và dể hòa đồng cùng các bạn trong lớp hơn. Từ hoạt động vui chơi tạo cho bé sự vui thích
QUẬN BÌNH TÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG SEN
Đề tài: CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ TRẺ KHI MỚI ĐI HỌC VÀ CÁC BIỆN PHÁP LÀM QUEN TRẺ VỚI TRƯỜNG MẦM NON.
Người viết: Lê Thị Thanh Xuân
Đơn vị: Trường mầm non Hương Sen.
Gia đình là môi trường đầu tiên tràn đầy tình yêu thương, thân thuộc và an toàn đối với trẻ. Dù đi đâu bé cũng nhớ đến nhà và những người thân của mình. Lần đầu tiên bé được làm quen với trường lớp mầm non với bao điều mới lạ: lớp mới, bạn mới, cô giáo mới, môi trường mới không có bố mẹ. Những lúc này bé không còn thấy mình được an toàn nữa, tâm lý bé dể bị rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ sệt… Chính vì thế nhiều bé biểu hiện bằng những rối nhiễu như hay ói, giật mình la hét khi ngủ, bỏ ăn, khóc rất nhiều mỗi khi đi học. Đây có thể là cú “ sốc” lớn, là ấn tượng đầu đời của bé.
Là giáo viên mầm non tôi cần phải hiểu những tâm lý diễn ra khi bé mới đến trường. Qua đó xây dựng trong tâm hồn bé những ấn tượng tốt đẹp khi mới đến trường, tạo cho bé cảm giác an toàn khi ở lớp, để kéo gần khoảng cách giữa môi trường gia đình và nhà trường. Dù ở trường nhưng bé có cảm giác như đang sống trong nhà của mình, xem cô giáo như người mẹ thứ hai: đầy tình thương và sự chia sẻ.
Đầu năm học 2010 – 2011 tôi được phân công dạy lớp 5 – 6 tuổi ( 4). Đa số các bé trong lớp đều mới đến trường mầm non. Những ngày đầu mới đến trường các bé thể hiện những trạng thái tâm lý khác nhau:
Bé Chu Lân thì ôm cứng chân mẹ không muốn rời xa. Những buổi đầu đến lớp bé khóc, ói, co mình lại một góc, không trò chuyện cùng ai. Đến giờ ăn bé cứ kéo áo bịt miệng lại không cho cô đút. Ăn được 1-2 muổng bé lại ói ra. Trong khi đó bé rất ốm nên tôi vô cùng lo lắng.
Bé Anh Quân những buổi đầu đi học bé khóc thét lên và nói: “ Con không chịu đi học? Con không vẽ đâu?”.
Hai bé Mỹ Ngân và Mỹ Nhi thì nắm chặt tay mẹ dặn: “ Nhớ đón con sớm nha!”.
Bé Anh Thư thì được ba đưa đến lớp sáng nào cũng thút thít khóc. Vào lớp ăn hay ói.
Bé Tuấn Hùng khi mới vào lớp không khóc nhưng rất buồn, ăn ít, dể ói và hay bị đau bụng.
Bé Đức Anh những ngày mới đến trường không khóc nhưng khuôn mặt buồn nhiều, cứ đi theo cô và nói: “ Con muốn về với mẹ”.
Làm sao để giúp bé? Tôi rất băn khoăn và tìm những biện pháp làm quen bé với trường mầm non như sau:
Tạo sự thân thiện:
Bằng tình yêu thương tôi đón nhận bé vào lớp. Với lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ âu yếm, ánh mắt gần gũi, thân thiện và cảm thông tôi hướng về bé, tạo lòng tin cho bé khi lần đầu tiếp xúc. Đồng thời trò chuyện vui vẻ thân mật với bố mẹ, vừa để biết được đặc điểm tâm lý của bé, vừa để bé làm quen với cô. Tạo sự thân thiện giao lưu giữa cô, mẹ và bé để bé thấy cô không phải là người xa lạ.
Khi bố mẹ chào tạm biệt bé, thấy bé quá xúc động tôi liền ôm bé vào lòng vỗ về, an ủi bé để bé yên lòng hơn khi ở lớp không có mẹ.
Trò chuyện cùng bé:
Tôi giới thiệu bé với các bạn trong lớp, hân hoan chào đón thành viên mới của lớp, gợi ý cho các bạn mời bé cùng đến chơi chung, trò chuyện làm quen và giúp đỡ bạn mới. Tận dụng những lúc rảnh rổi tôi lại gần nắm tay và trò chuyện cùng bé. Cô nên tạo cho bé chổ dựa về tinh thân khi bé ở lớp, từ tình cảm đó cô sẻ giúp bé an tâm hơn,trường lớp mầm non gần gũi với bé hơn và trẻ dể hòa đồng cùng các bạn trong lớp hơn.
Chơi với đồ chơi trong lớp và đồ chơi ngoài trời:
Ở tuổi mẩu giáo hoạt động chủ đạo của bé là vui chơi. Vui chơi giúp bé khám phá những điều mới lạ và thú vị chỉ có ở trường lớp mầm non.
Bé bị cuốn hút bởi đồ chơi và trò chơi mà quên đi cảm giác xa mẹ và người thân của mình.
Vui chơi các bé được thoải mái truyện trò, cùng giao lưu làm quen nhau từ đó bé gần gũi và dể hòa đồng cùng các bạn trong lớp hơn. Từ hoạt động vui chơi tạo cho bé sự vui thích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Xuân
Dung lượng: 5,88MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)