Sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương Dung | Ngày 05/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI
GIÚP TRẺ TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG GÓC HỌC TẬP


LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trò chơi mang lại niềm vui cho mọi người. Trong trò chơi, kể cả trẻ em lẫn người lớn đều say mê, đều được thỏa mãn nhu cầu. Đối với người lớn, trò chơi chỉ chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống, còn đối với trẻ mẫu giáo thì trò chơi có một ý nghĩa đặc biệt, nó chính là người bạn đường của tuổi thơ ấu, hoạt động vui chơi vừa là hoạt động học tập vừa là lao động và vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc. Với sức mạnh như vậy, trò chơi trở thành một phương tiện giáo dục phù hợp với đặc điểm và khả năng của trẻ mẫu giáo.
Trong thực tế, tất cả các giáo viên trong trường tôi đều nắm được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi, tổ chức hoạt động đúng quy trình, đồ chơi đủ cho trẻ hoạt động. Đã có một số giáo viên đi sâu nghiên cứu tìm một số biện pháp để giúp trẻ tích cực hoạt động ở các góc chơi và được nhân rộng toàn trường thực hiện.
Tuy nhiên, khi dự giờ hoạt động góc ở các lớp, nhìn trên phương diện tổng thể thì hầu như đa số các giáo viên chú trọng 2 góc chơi chính, đó là góc phân vai và góc xây dựng, và cũng ở các góc chơi này số lượng trẻ tham gia hoạt động nhiều hơn so các góc khác.
Khi khảo sát 2 lớp lá, trung bình 30 trẻ thì có 10 trẻ hoạt động ở góc phân vai, 8 trẻ ở góc xây dựng, góc nghệ thuật có 6 trẻ tham gia, còn góc học tập có 3 trẻ, góc thiên nhiên 3 trẻ. Số lượng trẻ tham gia ở góc học tập và góc thiên nhiên còn rất ít so với các góc chơi khác, đặc biệt góc học tập trẻ có đến chơi nhưng lại mau chóng chán và tìm đến góc chơi khác để tham gia. Nguyên nhân trẻ chưa tích cực vì trò chơi ở góc học tập còn đơn điệu, chưa thỏa mãn được nhu cầu chơi của trẻ, ít trò chơi nên khi chơi xong trò chơi một lần thì trẻ bắt đầu hướng về góc chơi khác.
Chính lí do trên nên tôi đã tham khảo, nghiên cứu và “Thiết kế một số trò chơi giúp trẻ tích cực hoạt động góc học tập” nhằm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả hoạt động góc.

BIỆN PHÁP:

Đặc điểm lớp học của trường mẫu giáo Sơn Ca 2 là lớp hẹp, trẻ đông, nên khi thiết kế trò chơi và đồ chơi tôi thường cân nhắc về tính thuận tiện và đồ chơi không không chiếm diện tích chỗ chơi của trẻ.
Xin giới thiệu một số trò chơi như sau:

Trò chơi: Chiếc gương chữ cái:

Chuẩn bị: Giấy màu, nửa tờ giấy rôki, hình ảnh về chủ điểm có chứa từ, dây gai, thẻ chữ cái rời.

Thực hiện: Cắt giấy màu thành hình tròn (hoặc vuông, ôval) làm dạng chiếc gương, gắn hình ảnh theo chủ điểm có chứa từ bên trong hình tròn bên trái (Ví dụ tranh hoa hồng, phía dưới có từ “Hoa hồng” ), tùy theo sở thích có thể dán 4 – 5 hình ảnh trên tờ bìa.

Mục đích: Giúp trẻ nhận biết mặt chữ cái, xếp từ bằng thẻ chữ cái từ trái sang phải để hình thành kỹ năng đọc cho trẻ, kỹ năng đoán từ qua tranh.

Cách chơi: Dán lên tường hoặc để nằm tờ giấy trên sàn, chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm 3-4 trẻ, trẻ chọn tranh giống với hình ảnh bên trái gắn vào hình tròn phía phải, tìm những thẻ chữ cái rời và ghép theo thứ tự thành từ giống với từ dưới tranh bên trái.
















Trò chơi: Hãng làm phim ( Dựa theo ngôi nhà khoa học của Sammy trò chơi Kidsmart)

Chuẩn bị: 4 -5 tờ bìa khổ A4 dán liền cạnh với nhau tạo thành một tấm phim, tranh xếp thứ tự ( Ví dụ như quá trình nảy mầm của cây, vòng đời của bướm, truyện tranh, sự phát triển của gà ...) tùy vào khả năng của học sinh mà chọn ít hoặc nhiều chi tiết. 2 đoạn ống nhựa dài 30cm để cuốn 2 đầu tờ giấy. 1 thùng cát tông cắt bỏ một mặt làm màn hình, từ màn hình vào khoảng 3cm rọc dọc từ trên xuống để đưa tấm phim vào.

Mục đích: Trò chơi giúp trẻ biết nhận xét mối quan hệ của sự vật, sự việc theo quy trình, theo thứ tự... thông qua việc ghép tranh theo đúng trình tự.

Cách chơi: Trẻ chơi theo nhóm (số lượng trẻ tùy theo số lượng mảnh ghép) mỗi trẻ chọn một mảnh ghép rồi quan sát hình ảnh, lần lượt từng trẻ gắn vào từng đoạn phim từ trái sang phải đúng trình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Dung
Dung lượng: 1,12MB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)