Sáng kiến kinh nghiệm
Chia sẻ bởi Lê Xuân Thương |
Ngày 13/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương toán lớp 7”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
a. Cơ sở lí luận:
- Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
- BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và nó còn giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.
b. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học lí thuyết đối với học sinh, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học. Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng bản đồ tư duy như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ học? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này .
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
BĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, học sinh sẽ có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương toán lớp 7”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Ôn tập chương I – Đại số 7”.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu kĩ phần kiến thức cơ bản của chương, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ mô hình BĐTD. BĐTD gồm 3 nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộc vào từng phần kiến thức.
Để có thể hoàn thiện được mô hình BĐTD của bài học, giáo viên sử dụng hệ thồng câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức
“Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương toán lớp 7”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
a. Cơ sở lí luận:
- Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
- BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và nó còn giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.
b. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học lí thuyết đối với học sinh, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học. Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng bản đồ tư duy như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ học? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này .
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
BĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, học sinh sẽ có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương toán lớp 7”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Ôn tập chương I – Đại số 7”.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu kĩ phần kiến thức cơ bản của chương, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ mô hình BĐTD. BĐTD gồm 3 nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộc vào từng phần kiến thức.
Để có thể hoàn thiện được mô hình BĐTD của bài học, giáo viên sử dụng hệ thồng câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Xuân Thương
Dung lượng: 1,79MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)