Sáng kiến kinh nghiệm
Chia sẻ bởi Pha Lê |
Ngày 05/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHẦN A
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nghành học Mầm non đang trên đà đổi mới hình thức giáo dục và hoàn thiện các phương pháp giáo dục theo hướng tích cực. Bên cạnh các hoạt động học tập thì hoạt động ngoài trời là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non. Hoạt động ngoài trời nhằm tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, nhằm rèn luyện sức khỏe cho trẻ và thiết lập mối quan hệ với môi trường xung quanh,góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên ,xã hội, thỏa mản nhu cầu hoạt động có chủ đích và theo ý thích của trẻ. Đó là tiêu chí hàng đầu giúp trẻ phát triển về: Đức ,trí, thể , mỹ …là yếu tố đầu tiên làm hành trang cho trẻ bước vào các lớp phổ thông.
Trường mẫu giáo Hoa Hồng các năm trước đây tổ chức các hoạt động ngoài trời (HĐNT) theo từng chủ điểm sau chuyển dần sang chủ đề, mổi chủ đề thực hiện từ 2-6 tuần.Đa số giáo viên tổ chức khám phá chủ đề , nội dung chưa phong phú ,lập đi lập lại một nội dung gây cho trẻ sự nhàm chán không tập trung nhiều trong việc khám phá chủ đề .Bên cạnh đó việc tổ chức các trò chơi vận động ,dân gian… chưa phù hợp theo từng chủ đề đó là điều tôi trăn trở nhất.
Sau khi dự giờ học tập các đơn vị bạn, tham khảo qua sách báo… Tôi đã tách từ chủ đề lớn thành từng chủ đề nhỏ , hướng dẫn giáo viên tổ chức khám phá nội dung chủ đề theo từng ngày nội dung mới và có sự kế tiếp của ngày trước từ đó trẻ hứng thú khám phá chủ đề một cách tích cực.
Vì thế tôi chọn đề tài “ Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mầm Non” để rút kinh ngiệm, phát huy những ưu điểm ,khắc phục những mặt còn hạn chế, bổ sung những thiếu sót trong việc tổ chức HĐNT ngày càng hiệu quả hơn.
II/ VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG HOA HỒNG:
Năm học 2008-2009 trường huy động được 360 trẻ/12lớp, có 6 lớp học bán trú với số học sinh gần 187 trong đó có 61 trẻ dân tộc học ở khu vực trường chính số còn lại ở 6 lớp thôn buôn học 2buổi /ngày chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số , các lớp này đều học theo chương trình “ Đổi mới 5tuổi ” Số học sinh dân tộc toàn trường có 225/360 tỷ lệ : 62,5%.
với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh trong việc xã hội hóa giáo dục có những thuận lợi và khó khăn về việc tổ chức HĐNT như sau.
1/ THUẬN LỢI:
Năm học 2008-2009ở lớp B/Tai được sự quan tâm của cẩp trên và nhân dân ở B/Tai đã xây được tường rào tạo khuôn viên độc lập, đảm bảo vệ sinh, phù hợp với nhu cầu hoạt động của lớp mẫu giáo.
Riêng ở khu vực trường chính đả có sân chơi,có đủ đồ chơi môi trường xanh sạch đẹp đảm bảo tính an toàn cho trẻ.
2/ KHÓ KHĂN:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên còn có những khó khăn như sau:
- Ở khu vực trường chính : Tuy đã có sân chơi nhưng diện tích chưa đáp ứng số lượng trên 200 trẻ tham gia hoạt động ngoài trời cùng một lúc,chưa đáp ứng với tiêu chí của ngành học Mầm non .
- Ở các lớp thôn buôn: Chưa có sân chơi nên việc tổ chức HĐNT chưa đảm bảo về:
+ Sân nhỏ không đủ diện tích hoạt động .
+ Mùa mưa sân lầy lội, mùa khô nắng, bụi và không đảm bảo vệ sinh.
+ Trẻ ở các lớp này học ghép không cùng độ tuổi nên nhận thức của trẻ có nhiều hạn chế, do đó chưa phát huy được tính tích cực của trẻ .
PHẦN B
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1/ KHÁI NIỆM VỀ HĐNT:
Hoạt động ngoài trời rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập vui chơi của trẻ là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo trong trường Mầm non. Nó mang lại cho trẻ không khí trong lành, trẻ được tắm nắng ban mai, thỏa mãn nhu cầu vận động, tiếp cận thông tin ,khám phá sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội dưới sự hướng dẩn của cô và do trẻ tự tìm tòi khám phá.
2/ ĐẶC ĐIỂM HĐNT:
- Khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ được thay đổi môi trường hoạt động,
trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên , được trực tiếp quan sát những hoạt động của xã hội, khám phá những điều mới lạ qua
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Pha Lê
Dung lượng: 241,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)