Sang kien kinh nghiem 2013 - 2014
Chia sẻ bởi Thu Ha |
Ngày 05/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem 2013 - 2014 thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG NÔ
TRƯỜNG MẦM NON CHỒI NON
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CHO TRẺ 3 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
HỌ VÀ TÊN: TRIỆU THỊ HOÀI
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MN CHỒI NON
NĂM HỌC: 2013-2014
I . ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Trẻ em có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay 1 bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh… Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Chính vì vậy mà việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
- Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là 1 phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
1. Lý do chọn đề tài:
- Xuất phát từ nội dung hoạt động tạo hình trong truường mầm non do ngành giáo dục đề ra phải thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy bậc học mầm non là bậc học có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát tiển nhân cách và trí tuệ của trẻ. Thông qua các hoạt động học tập như môn thể dục, văn học,tìm hiểu môi trường xung quanh, âm nhạc, làm quen với toán và các hoạt động vui chơi sẽ phát triển cho toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ và lao động. Sự phát triển này phụ thuộc rất lớn vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ là do giáo viên. Chính vì vậy bậc học mầm non giữ vai trò quan trọng đặt nền móng cho các bậc học sau này.
- Trường tôi là một trường mới thành lập cách đây không lâu lại thuộc thuộc khu vực 3 vùng kinh tế hết sức khó khăn, học sinh chủ yếu là các cháu dân tộc thiểu số, các cháu còn nhút nhát. Môi tường tiếp xúc xã hộ còn hạn chế, các cháu không được tiếp xúc với những điều mới lạ ngoài cô giáo truyền thụ.
- Mặt khác trường cũng còn có nhiều thiếu thốn trường đồ dùng phục vụ cho môn tạo hình chưa được phong phú đa dạng, chưa phát huy tính tích cực ở trẻ. đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài trên.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm giúp giáo viên dạy tốt môn tạo hình giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức phát huy tính tích cực trong giờ học của trẻ.
- Tìm ra được các phương pháp, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển ở trẻ cả 5 mặt giáo dục: Ngôn ngữ - tình cảm xã hội – nhận thức - thẩm mỹ - thể chất.
3. Phương pháp nghiên cứu – phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc tìm hiểu nghiên cứư thông qua sách báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Quan sát các hành vi, hoạt động hằng ngày của trẻ từ lúc đón trẻ tới khi trả trẻ trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Trò chuyện với trẻ hàng ngày về các vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu
- Tạo cơ hội cho trẻ được phát huy tối đa tính chủ động tích cực của trẻ , tạo cơ hội để trẻ tự phát hiện, tự lĩnh hội và tự giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ, hướng dẫn đúng lúc hợp lý của cô giáo.
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Việc nghiên cứu đề tài một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình là một vấn đề vô cùng rộng lớn nên việc lựa chọn kiến thức phải phù hợp với trẻ
- Để trẻ học tập tốt thì chúng ta phải phát huy tính chủ động tích cực đảm bảo trẻ được quan sát xem xét khám phá bằng nhiều giác quan khác nhau qua quan sát, sờ, nắn...
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1) Cơ sở lý luận và thực tiến:
- Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thu Ha
Dung lượng: 440,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)