Sáng kiến kinh nghiệm

Chia sẻ bởi Mai Thanh Tùng | Ngày 05/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD & ĐT CHIÊM HÓA
TRƯỜNG MẦM NON YÊN NGUYÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




KINH NGHIỆM
TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI ĐỌC THƠ DIỄN CẢM


Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền
Sinh ngày: 19/ 7/ 1982.
Đơn vị công tác: Tổ mẫu giáo - Trường mầm non Yên Nguyên.
Nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm lớp: Mẫu giáo 5 tuổi A Trung Tâm.

I. TÊN SÁNG KIẾN:
"Dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi đọc thơ diễn cảm"
- Đối tượng tác động: Lớp MG 5 - 6 tuổi trung tâm
- Phạm vi áp dụng : giáo.


II. MÔ TẢ Ý TƯỞNG:
1. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng.

a. Hiện trạng.
1. Thuận lợi.
- Lớp học khang trang sạch sẽ đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng khi tổ chức các tiết dạy cho trẻ.
- Lớp tôi các cháu rất ngoan có ý thức học bài rất tốt, chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.
- Tham gia ý kiến phát biểu xây dựng bài học.
- Về phía phụ huynh rất quan tân đến việc học của các cháu, thường xuyên trao đổi cùng cô giáo về việc học tập của con em mình.
- Trẻ lớp tôi đã mạnh dạn tự tin khi đứng trước mọi người để biêu diễn các bài thơ đã học.
2. Khó khăn.
- Lớp tổng số học sinh rất đông 30 cháu trong đó có gần 85% là trẻ dân tộc thiểu số và có 1 cháu nói còn rất ngọng. Khi tôi dạy các cháu đọc thơ nhưng cháu đó phát âm chưa chuẩn, và đọc những câu thơ không đúng từ và âm điệu nên đã ảnh hưởng đến việc học tập của các trẻ khác.
- Đồ dùng cho việc dạy chương trình mầm non mới cũng còn rất nhiều hạn chế
Do trình độ nhận thức và phát âm không đồng đều, gần 85% trẻ lớp tôi phát âm chưa chuẩn, số trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, do đó gặp rất nhiều khó khăn.
- Đa số phụ huynh bận công việc ít có thời gian trò chuyện với trẻ hoặc có giao tiếp trò chuyện với trẻ thì cũng nói những câu từ còn ngọng nên trẻ dân tộc nói ngọng phần lớn cũng do từ phía gia đình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ và khó đọc được thơ diễn cảm.
Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc qua giao tiếp và tập cho trẻ làm quen với cách đọc diễn cảm.
b. Nguyên nhân :

* Về phía trẻ:
- Số trẻ đông nhưng khả năng đọc thơ của trẻ không đồng đều.
- 85% số trẻ là con em dân tộc thiểu số nên khả năng phát âm của trẻ chưa chuẩn, còn ngọng, nên việc trẻ đọc chuẩn câu từ, âm điệu của bài thơ là rất khó.
- Một số ít trẻ còn mải chơi, chưa hứng thú tập trung chú ý trong giờ học .
- Sự cảm nhận được âm điệu của bài thơ chưa nhiều.
- Sự phối hợp với phụ huynh cũng có nhiều khó khăn, giáo viên có ít thời gian để trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh yếu của con em họ.
- Một số phụ huynh tuy cũng có quan tâm tới việc học của trẻ, xong do có phụ huynh chưa thuộc bài thơ mà trẻ đã được đọc ở lớp nên khi trẻ có đọc chưa đúng câu từ thì phụ huynh cũng không biết để sửa sai cho trẻ và cũng có phụ huynh thuộc bài thơ nhưng cách dạy trẻ đọc chưa được diễn cảm nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đọc thơ của trẻ.
* Về phía giáo viên:
- Chưa gây được hứng thú cho trẻ khi trẻ đến với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
( Thơ)
- Chưa chú trọng đến kỹ năng đọc cho trẻ, chỉ cho trẻ đọc thơ thuộc lòng.
- Giáo viên chưa thực sự đầu tư về đồ dùng trực quan.
- Chưa lựa chọn các đề tài hay giới thiệu với trẻ. Các đề tài giới thiệu đến trẻ còn nghèo nàn.
- Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm những đề tài mới có nội dung hấp dẫn ngoài
chương trình đưa vào dạy trẻ.
c. Ý tưởng:
- Tổ chức các hoạt động dạy học qua từng tiết học, dạy cho học sinh kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Tìm ra phương pháp dạy linh hoạt sáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thanh Tùng
Dung lượng: 104,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)