Qdung
Chia sẻ bởi Dương Ngọc Quỳnh |
Ngày 14/10/2018 |
67
Chia sẻ tài liệu: qdung thuộc Đạo đức 5
Nội dung tài liệu:
Đề án giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường học nước ta được Chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 10 năm 2001, nêu rõ: " Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân".
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học
- Về kiến thức:
Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu:
+ Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: môi trường nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường.
Thái độ- tình cảm:
+ Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Có thái độ thân thiện với môi trường.
+ Có ý thức: quan tâm đến các vấn đề môi trường ; giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh.
Kĩ năng- hành vi:
+ Sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên.
+ Sống ngăn nắp, vệ sinh.
+ Tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
+ Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác.
Dạy các bài có nội dung tích hợp GDBVMT?
Xác định kiến thức GDMT tích hợp vào bài học
Bước 1: Nghiên cứu sgk và phân loại các bài có nội dung có thể đưa vào bài (Theo các mức độ.)
Bước 2 : Xác định kiến thức GDMT - Phương pháp
Bước 3 : Xác định các bài có thể đưa kiến thức GDMT vào bằng hình thức liên hệ mở rộng..
Phương pháp
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra
Phương pháp thảo luận: Đây là phương pháp dạy học tích cực, học sinh được bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung của bài học. Qua đó giúp học sinh nhận thức, có hành vi, thái độ đúng đắn đối với môi trường. Có thể thảo luận cả lớp và thảo luận nhóm.
- Thảo luận cả lớp: căn cứ vào nội dung của bài học và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên chọn lựa vấn đề cần cho học sinh thảo luận cả lớp. Ví dụ Khi dạy bài " Giữ gìn lớp học sạch, đẹp", giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận vần đề:
+ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì?
+ Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp?
- Thảo luận nhóm: Đây là phương pháp giáo dục có nhiều ưu điểm. Khi tổ chức thảo luận nhóm, giáo viên cần chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận, phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần vận dụng phương pháp hoạt động nhóm (Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập; các nhóm thảo luận; báo cáo kết quả thảo luận nhóm; tổng kết của giáo viên).
Ví dụ : Khi dạy bài " Vệ sinh môi trường" môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3,g iáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận 3 nhóm qua các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác.
+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác?
+ Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe con người?
Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên tổ chức cho đại diện của các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. Cuối cùng, giáo viên kết luận: Rác thải vứt không đúng nơi làm mất vẻ đẹp của làng xóm, phố phường. Trong các loại rác do con người thải ra, có những loại dễ thối rữa, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, chuột, ruồi, muỗi thường sống ở nơi có rác. Chúng là những sinh vật trung gian truyền bệnh cho con người
. Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học. Qua quan sát tranh ảnh, thực tế môi trường xung quanh và sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội những tri thức cần thiết về môi trường. Khi hướng dẫn cho học sinh quan sát, giáo viên lưu ý thực hiện theo quy trình (xác định mục tiêu quan sát; lựa chọn đối tượng quan sát; tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát; trình bày kết quả quan sát).
Ví dụ: Khi dạy bài "Vệ sinh môi trường" giáo viên có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua việc giáo dục học sinh biết được việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác thải. Giáo viên cho học sinh quan sát các hình 3,4,5,6,7 trong SGK và nêu ý kiến của mình về các việc làm đúng, các việc làm sai trong từng hình. Sau khi giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát, học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn là không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng; cách xử lí rác thải: chôn, đốt, ủ, tái chế.
. Phương pháp trò chơi: Đối với học sinh tiểu học, sử dụng các trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và giáo dục bảo vệ môi trường có ý nghĩa quan trọng. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về tự nhiên, xã hội và môi trường nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý (chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học qua trò chơi). Tuỳ nội dung của từng bài, giáo viên có thể tổ chức trò chơi phù hợp. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi đóng vai để giáo dục bảo vệ môi trường. Trò chơi đóng vai giúp học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của mình trong các tình huống cụ thể và thể hiện cách ứng xử phù hợp với tình huống.
Ví dụ: Khi dạy bài "Giữ gìn lớp học sạch đẹp", giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai với tình huống như sau: Có một nhóm học sinh (3-4 em) trước khi vào học ăn quà và vứt giấy bừa bãi ra lớp. Một học sinh khác trông thấy và học sinh này đã xử lí như thế nào?
Khi học sinh chơi đóng vai, các em thể hiện nhận thức, thái độ của mình qua vai chơi. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung cho học sinh về nhận thức, hành vi giữ gìn vệ sinh trường, lớp học sạch, đẹp.
Phương pháp tìm hiểu, điều tra: Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: Thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường. Phương phápnày cần tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3,4, 5).
Ví dụ:
* Khi dạy bài "Vệ sinh môi trường" môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu:
Cách xử lí rác thải của địa phương nơi em sống.
Các loại nhà tiêu thường sử dụng ở địa phương.
ở địa phương bạn, các gia đình, bệnh viện và nhà máy (nếu có) thường cho nước thải chảy đi đâu?
*Khi dạy bài "Thân cây", giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu:
Địa phương em có những loại cây gì?
Địa phương của em người ta sử dụng thân cây để làm gì?
Hình thức lồng ghép
Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp .
Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên , ở môi trường bên ngoài trường lớp như môi trường ở địa phương.
Giáo dục qua việc thực hành dọn môi trường lớp học sạch, đẹp ; thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.
Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT trong môn khoa học-Lớp 4
Căn cứ vào nội dung, chương trình, sách giáo khoa Khoa học 4, bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.Xác định các bài có khả năng tích hợp GDBVMT.
2.Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp các bài đó.
Nội dung được trình bày trong bảng dưới đây.
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT trong môn khoa học-Lớp 5
Căn cứ vào nội dung, chương trình, sách giáo khoa Khoa học 4, bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.Xác định các bài có khả năng tích hợp GDBVMT.
2.Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp các bài đó.
Nội dung được trình bày trong bảng dưới đây.
Chia lớp thành 6 nhóm :
Nội dung thảo luận:
1.Chọn 3 bài trong SGK Khoa học 4 có mức độ tích hợp
nội dung GDBVMT khác nhau(toàn phần,bộ phận, liên hệ).
2.Thiết kế kế hoạch bài học của 3 bài đã chọn.
(Soạn bài & giảng thử )
Bài soạn minh hoạ: Bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: học sinh nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Kĩ năng: vẽ tranh cổ động, tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Thái độ: không đồng ý với những hành vi làm ô nhiễm bầu không khí.
II. Tài liệu và phương tiện
Hình vẽ trong sách giáo khoa
Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường.
III.Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: biết và hiểu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Hoạt động theo nhóm đôi: Y.cầu HS quan sát tranh vẽ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Sau khi HS làm việc theo nhóm đôi xong, tiến hành làm việc cả lớp.
GV y.cầu HS trả lời về các vấn đề:
+ Chỉ ra những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
+ Liên hệ bản thân.
GV kết luận.
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động.
Mục tiêu: HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong lành và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch .
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: thảo luận về nội dung tranh, phân công các thành viên trong nhóm vẽ tranh.
Trình bày và đánh giá.
Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.
Chia lớp thành 6 nhóm :
Nội dung thảo luận:
1.Chọn 3 bài trong SGK Khoa học 5 có mức độ tích hợp
nội dung GDBVMT khác nhau(toàn phần,bộ phận, liên hệ).
2.Thiết kế kế hoạch bài học của 3 bài đã chọn.
(Soạn & Thuyết trình giáo án )
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học
- Về kiến thức:
Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu:
+ Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: môi trường nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường.
Thái độ- tình cảm:
+ Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Có thái độ thân thiện với môi trường.
+ Có ý thức: quan tâm đến các vấn đề môi trường ; giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh.
Kĩ năng- hành vi:
+ Sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên.
+ Sống ngăn nắp, vệ sinh.
+ Tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
+ Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác.
Dạy các bài có nội dung tích hợp GDBVMT?
Xác định kiến thức GDMT tích hợp vào bài học
Bước 1: Nghiên cứu sgk và phân loại các bài có nội dung có thể đưa vào bài (Theo các mức độ.)
Bước 2 : Xác định kiến thức GDMT - Phương pháp
Bước 3 : Xác định các bài có thể đưa kiến thức GDMT vào bằng hình thức liên hệ mở rộng..
Phương pháp
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra
Phương pháp thảo luận: Đây là phương pháp dạy học tích cực, học sinh được bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung của bài học. Qua đó giúp học sinh nhận thức, có hành vi, thái độ đúng đắn đối với môi trường. Có thể thảo luận cả lớp và thảo luận nhóm.
- Thảo luận cả lớp: căn cứ vào nội dung của bài học và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên chọn lựa vấn đề cần cho học sinh thảo luận cả lớp. Ví dụ Khi dạy bài " Giữ gìn lớp học sạch, đẹp", giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận vần đề:
+ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì?
+ Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp?
- Thảo luận nhóm: Đây là phương pháp giáo dục có nhiều ưu điểm. Khi tổ chức thảo luận nhóm, giáo viên cần chuẩn bị nội dung câu hỏi thảo luận, phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần vận dụng phương pháp hoạt động nhóm (Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hệ thống câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập; các nhóm thảo luận; báo cáo kết quả thảo luận nhóm; tổng kết của giáo viên).
Ví dụ : Khi dạy bài " Vệ sinh môi trường" môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3,g iáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận 3 nhóm qua các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác.
+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác?
+ Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe con người?
Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên tổ chức cho đại diện của các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. Cuối cùng, giáo viên kết luận: Rác thải vứt không đúng nơi làm mất vẻ đẹp của làng xóm, phố phường. Trong các loại rác do con người thải ra, có những loại dễ thối rữa, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, chuột, ruồi, muỗi thường sống ở nơi có rác. Chúng là những sinh vật trung gian truyền bệnh cho con người
. Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học. Qua quan sát tranh ảnh, thực tế môi trường xung quanh và sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ lĩnh hội những tri thức cần thiết về môi trường. Khi hướng dẫn cho học sinh quan sát, giáo viên lưu ý thực hiện theo quy trình (xác định mục tiêu quan sát; lựa chọn đối tượng quan sát; tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát; trình bày kết quả quan sát).
Ví dụ: Khi dạy bài "Vệ sinh môi trường" giáo viên có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua việc giáo dục học sinh biết được việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác thải. Giáo viên cho học sinh quan sát các hình 3,4,5,6,7 trong SGK và nêu ý kiến của mình về các việc làm đúng, các việc làm sai trong từng hình. Sau khi giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát, học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn là không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng; cách xử lí rác thải: chôn, đốt, ủ, tái chế.
. Phương pháp trò chơi: Đối với học sinh tiểu học, sử dụng các trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và giáo dục bảo vệ môi trường có ý nghĩa quan trọng. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về tự nhiên, xã hội và môi trường nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý (chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học qua trò chơi). Tuỳ nội dung của từng bài, giáo viên có thể tổ chức trò chơi phù hợp. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi đóng vai để giáo dục bảo vệ môi trường. Trò chơi đóng vai giúp học sinh thể hiện nhận thức, thái độ của mình trong các tình huống cụ thể và thể hiện cách ứng xử phù hợp với tình huống.
Ví dụ: Khi dạy bài "Giữ gìn lớp học sạch đẹp", giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai với tình huống như sau: Có một nhóm học sinh (3-4 em) trước khi vào học ăn quà và vứt giấy bừa bãi ra lớp. Một học sinh khác trông thấy và học sinh này đã xử lí như thế nào?
Khi học sinh chơi đóng vai, các em thể hiện nhận thức, thái độ của mình qua vai chơi. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung cho học sinh về nhận thức, hành vi giữ gìn vệ sinh trường, lớp học sạch, đẹp.
Phương pháp tìm hiểu, điều tra: Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: Thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường. Phương phápnày cần tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3,4, 5).
Ví dụ:
* Khi dạy bài "Vệ sinh môi trường" môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu:
Cách xử lí rác thải của địa phương nơi em sống.
Các loại nhà tiêu thường sử dụng ở địa phương.
ở địa phương bạn, các gia đình, bệnh viện và nhà máy (nếu có) thường cho nước thải chảy đi đâu?
*Khi dạy bài "Thân cây", giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu:
Địa phương em có những loại cây gì?
Địa phương của em người ta sử dụng thân cây để làm gì?
Hình thức lồng ghép
Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp .
Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên , ở môi trường bên ngoài trường lớp như môi trường ở địa phương.
Giáo dục qua việc thực hành dọn môi trường lớp học sạch, đẹp ; thực hành giữ trường, lớp học sạch, đẹp.
Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh.
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT trong môn khoa học-Lớp 4
Căn cứ vào nội dung, chương trình, sách giáo khoa Khoa học 4, bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.Xác định các bài có khả năng tích hợp GDBVMT.
2.Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp các bài đó.
Nội dung được trình bày trong bảng dưới đây.
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp GDBVMT trong môn khoa học-Lớp 5
Căn cứ vào nội dung, chương trình, sách giáo khoa Khoa học 4, bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.Xác định các bài có khả năng tích hợp GDBVMT.
2.Nêu nội dung GDBVMT và mức độ tích hợp các bài đó.
Nội dung được trình bày trong bảng dưới đây.
Chia lớp thành 6 nhóm :
Nội dung thảo luận:
1.Chọn 3 bài trong SGK Khoa học 4 có mức độ tích hợp
nội dung GDBVMT khác nhau(toàn phần,bộ phận, liên hệ).
2.Thiết kế kế hoạch bài học của 3 bài đã chọn.
(Soạn bài & giảng thử )
Bài soạn minh hoạ: Bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: học sinh nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Kĩ năng: vẽ tranh cổ động, tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Thái độ: không đồng ý với những hành vi làm ô nhiễm bầu không khí.
II. Tài liệu và phương tiện
Hình vẽ trong sách giáo khoa
Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường.
III.Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: biết và hiểu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Hoạt động theo nhóm đôi: Y.cầu HS quan sát tranh vẽ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Sau khi HS làm việc theo nhóm đôi xong, tiến hành làm việc cả lớp.
GV y.cầu HS trả lời về các vấn đề:
+ Chỉ ra những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
+ Liên hệ bản thân.
GV kết luận.
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động.
Mục tiêu: HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong lành và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch .
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: thảo luận về nội dung tranh, phân công các thành viên trong nhóm vẽ tranh.
Trình bày và đánh giá.
Cuối cùng GV nhận xét và kết luận.
Chia lớp thành 6 nhóm :
Nội dung thảo luận:
1.Chọn 3 bài trong SGK Khoa học 5 có mức độ tích hợp
nội dung GDBVMT khác nhau(toàn phần,bộ phận, liên hệ).
2.Thiết kế kế hoạch bài học của 3 bài đã chọn.
(Soạn & Thuyết trình giáo án )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Ngọc Quỳnh
Dung lượng: 453,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)