PTNT
Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Hà |
Ngày 05/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: PTNT thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN THAO GIẢNG LẦN 2
CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI CẦU KHỐI TRỤ
NGƯỜI DẠY: NGUYỄN THỊ TÚ ANH
LỚP: 5-6 tuổi
NGÀY SOẠN: 7/3/2016
NGÀY DẠY: 11/3/2016
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên được khối cầu và khối trụ
- Biết 1 số đồ vật có dạng khối cầu ,khối trụ.
2. Kỹ năng:
- Giúp trẻ rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ
- Có kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau của khối cầu, khối trụ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ, luyện tai nghe, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ theo thuật ngữ toán học, rèn trẻ nói trọn câu, rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn thông qua trò chơi
3.Giáo dục:
- Trẻ biết tham gia học tập tích cực.
- Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia giao thông
II/ Chuẩn bị:
- Khối cầu và khối trụ cho cô và trẻ
- Một số đồ dùng, đồ chơi có hình dạng khối cầu và khối trụ
- 1 số lon sữa và bóng
- Nhạc theo chủ điểm phương tiện giao thông
- Đất nặn
- Sáp màu
- Bút
III/ Tổ chức hoạt động:
a. Ổn định:
Cô và trẻ cùng vận động theo bài hát “ Một đoàn tàu”
Các con vừa hát vài hát gì?
Trong bài hát nói về phương tiện giao thông gì?
Các con có biết đoàn tàu gồm có những hình khối gì không?
Hôm nay cô sẽ cho các con quan sát xem cô có những hình khối gì nhé!
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Nhận biết khối cầu và khối trụ
+ Khối cầu
- Cô cho cháu quan sát quả bóng
- Các bạn xem cô có gì đây?
- Qủa bóng có hình dạng gì?( khối cầu)
- Cô giới thiệu khối cầu. Trẻ đọc “ Khối cầu”
- Hình dạng khối cầu như thế nào? ( Khối cầu không có cạnh, không có góc, có mặt tròn bao quanh nên nó lăn được) (cô và trẻ lăn thử)
- Khối cầu đặt chồng lên nhau được không? (cô và trẻ làm thử)
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp nơi nào có các vật giống khối cầu.
* Khối trụ:
- Đố các con còn khối gì lăn được? ( Trẻ trả lời…)
- Cô giới thiệu: Khối trụ.
- C/c xem hình dạng của khối trụ như thế nào? ( trẻ kể…)
Cô tóm ý: Khối trụ gồm mặt trên và mặt dưới là hình tròn, mặt bao quanh của khối trụ là đường cong tròn khi để nằm khối trụ lăn được
- Khối trụ có đặt chồng lên nhau được không?( cô mời 2 bạn ngồi gần hãy quay mặt vào nhau và lấy khối trụ trong rổ của mình ra chồng lên khối trụ của bạn)
- Vì sao khối trụ chồng lên nhau được? ( vì mặt trên và mặt dưới của khối trụ là hình tròn có mặt phẳng nên có chồng lên nhau được)
* Hoạt động 2: So sánh
+ Giống nhau: + Đều lăn được và có mặt tròn bao quanh.
+ Khác nhau:
- Khối cầu lăn được đều ở các phía
- Khối trụ: lăn được 2 mặt trước và mặt sau
* Hoạt động 3: Trò chơi: ai nhanh hơn
Cô chia lớp thành hai đội chơi, mỗi đội 4-5 trẻ
Lần 1: lấy khối cầu
Lần 2: lấy khối trụ
Sau bài hát đội nào lắp được nhiều khối hơn đội đó sẽ thắng.
Đội nào thắng sẽ được thưởng 1 chiếc ô tô
* Hoạt đông 4: Trò chơi
Chia lớp thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Nặn khối cầu khối trụ
+ Nhóm 2: Tô màu khối cầu, khối trụ (vẽ hết cả 4 khối ra tờ giấy to để trẻ chọn tô màu)
+ Nhóm 3: dán xen kẽ khối cầu, khối trụ
CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI CẦU KHỐI TRỤ
NGƯỜI DẠY: NGUYỄN THỊ TÚ ANH
LỚP: 5-6 tuổi
NGÀY SOẠN: 7/3/2016
NGÀY DẠY: 11/3/2016
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên được khối cầu và khối trụ
- Biết 1 số đồ vật có dạng khối cầu ,khối trụ.
2. Kỹ năng:
- Giúp trẻ rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ
- Có kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau của khối cầu, khối trụ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ, luyện tai nghe, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ theo thuật ngữ toán học, rèn trẻ nói trọn câu, rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn thông qua trò chơi
3.Giáo dục:
- Trẻ biết tham gia học tập tích cực.
- Giáo dục trẻ ý thức khi tham gia giao thông
II/ Chuẩn bị:
- Khối cầu và khối trụ cho cô và trẻ
- Một số đồ dùng, đồ chơi có hình dạng khối cầu và khối trụ
- 1 số lon sữa và bóng
- Nhạc theo chủ điểm phương tiện giao thông
- Đất nặn
- Sáp màu
- Bút
III/ Tổ chức hoạt động:
a. Ổn định:
Cô và trẻ cùng vận động theo bài hát “ Một đoàn tàu”
Các con vừa hát vài hát gì?
Trong bài hát nói về phương tiện giao thông gì?
Các con có biết đoàn tàu gồm có những hình khối gì không?
Hôm nay cô sẽ cho các con quan sát xem cô có những hình khối gì nhé!
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Nhận biết khối cầu và khối trụ
+ Khối cầu
- Cô cho cháu quan sát quả bóng
- Các bạn xem cô có gì đây?
- Qủa bóng có hình dạng gì?( khối cầu)
- Cô giới thiệu khối cầu. Trẻ đọc “ Khối cầu”
- Hình dạng khối cầu như thế nào? ( Khối cầu không có cạnh, không có góc, có mặt tròn bao quanh nên nó lăn được) (cô và trẻ lăn thử)
- Khối cầu đặt chồng lên nhau được không? (cô và trẻ làm thử)
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp nơi nào có các vật giống khối cầu.
* Khối trụ:
- Đố các con còn khối gì lăn được? ( Trẻ trả lời…)
- Cô giới thiệu: Khối trụ.
- C/c xem hình dạng của khối trụ như thế nào? ( trẻ kể…)
Cô tóm ý: Khối trụ gồm mặt trên và mặt dưới là hình tròn, mặt bao quanh của khối trụ là đường cong tròn khi để nằm khối trụ lăn được
- Khối trụ có đặt chồng lên nhau được không?( cô mời 2 bạn ngồi gần hãy quay mặt vào nhau và lấy khối trụ trong rổ của mình ra chồng lên khối trụ của bạn)
- Vì sao khối trụ chồng lên nhau được? ( vì mặt trên và mặt dưới của khối trụ là hình tròn có mặt phẳng nên có chồng lên nhau được)
* Hoạt động 2: So sánh
+ Giống nhau: + Đều lăn được và có mặt tròn bao quanh.
+ Khác nhau:
- Khối cầu lăn được đều ở các phía
- Khối trụ: lăn được 2 mặt trước và mặt sau
* Hoạt động 3: Trò chơi: ai nhanh hơn
Cô chia lớp thành hai đội chơi, mỗi đội 4-5 trẻ
Lần 1: lấy khối cầu
Lần 2: lấy khối trụ
Sau bài hát đội nào lắp được nhiều khối hơn đội đó sẽ thắng.
Đội nào thắng sẽ được thưởng 1 chiếc ô tô
* Hoạt đông 4: Trò chơi
Chia lớp thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Nặn khối cầu khối trụ
+ Nhóm 2: Tô màu khối cầu, khối trụ (vẽ hết cả 4 khối ra tờ giấy to để trẻ chọn tô màu)
+ Nhóm 3: dán xen kẽ khối cầu, khối trụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thu Hà
Dung lượng: 42,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)