PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NHÀ TRẺ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Kiều | Ngày 05/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NHÀ TRẺ thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

BÀI 1
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
NHÀ TRẺ ( 3 – 36 THÁNG TUỔI)

MỤC TIÊU GIÁO DỤC NHÀ TRẺ
Bao gồm 4 lĩnh vực:
Phát triển thể chất.
Phát triển nhận thức.
Phát triển ngôn ngữ.
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI

CÁC CHỦ ĐỀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRONG NĂM HỌC

TT
CHỦ ĐỀ
SỐ TUẦN

1
- Bé và các bạn
3

2
- Đồ chơi của bé
3

3
- Các bác, các cô trong nhà trẻ/ trường mầm non
3

4
- Cây và những bông hoa đẹp
4

5
- Những con vật đáng yêu
4

6
- Ngày tết vui vẻ
4

7
- Mẹ và những người thân yêu của bé
4

8
- Bé có thể đi đến khắp nơi bằng phương tiên gì
4

9
- Mùa hè với bé
3

10
- Bé lên mẫu giáo
3


Tổng cộng
35


Mỗi chủ đề nên được thực hiện trong một thời gian nhất định, phù hợp với hứng thú của trẻ và nguồn nguyên vật liệu cho trẻ trải nghiệm. Không nên thực hiện trong một thời gian dài, dễ gây nhàm chán đối với trẻ nhỏ ( nhiều nhất là 4 tuần/chủ đề).

I.Giáo dục phát triển thể chất: Gồm
- Giáo dục phát triển vận động.
- Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe.
1. Giáo dục phát triển vận động:
- Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
+ Thể dục sáng
+ Bài tập phát triển chung
- Tập các VĐ cơ bản và phát triển tổ chức VĐ ban đầu: Gồm các VĐ cơ bản
+ Đi và chạy
+ Bò, trườn, trèo
+ Tung, ném, bắt
+ Nhún, bật
* Hướng dẫn tổ chức thực hiện:
a/ Thể dục sáng: Lựa chọn các động tác cho bài tập được sắp xếp theo trình tự: động tác thở, động tác phát triển cơ tay, bã vai, động tác phát triển cơ bụng, động tác phát triển cơ chân. Mỗi BT có 4 - 5 động tác, mỗi động tác tập 2 - 3 lần
Để trẻ hứng thú tập luyện và thực hiện chính xác các động tác, BT được xây dựng dưới hình thức trò chơi có chủ đề và có sự kết hợp với đồ dùng dụng cụ thể dục ( gậy, vòng,... )
Thể dục sáng tập hàng ngày ngay sau đón, cho trẻ tập theo nhóm 12-15 trẻ
Tổ chức thực hiện:
Trước và sau khi thực hiện nên cho trẻ VĐ đi lại nhẹ nhàng một vài phút ( Khởi động, hồi tĩnh )
Cô làm mẫu cho trẻ tập theo ( cô và trẻ cùng tập ), khi hướng dẫn cô cần nói ngắn gọn kèm theo làm động tác mẫu chính xác. Thời gian cho trẻ tập khoảng 5-7 phút
b. Hoạt động chơi - tập có chủ định:
Lựa chọn nội dung để thiết kế bài tập; một hoạt động chơi tập có chủ đích của trẻ 24-36t tuổi có 2 vận động cơ bản; một vận động mới ( vđ trẻ chưa thành thạo cần luyện tập ) và một vận động trẻ đã vững ( vận động ôn luyện ). Hai VĐ không cùng một dạng VĐ. VĐ ôn luyện được thực hiện dưới hình thức trò chơi.
Tổ chức thực hiện:
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện BTVĐ nhằm thực hành VĐ mới, VĐ trẻ chưa thành thạo trong hoạt động chơi - tập có chủ định. Cô làm mẫu chính xác vừa làm, vừa giải thích ngắn gọn, trẻ tập theo cô tổ chức cho trẻ được tập luyện cũng cố VĐ trong các hoạt động chơi, chơi tự do ở trong lớp, ngoài trời, thứ tự và số lần tập phụ thuộc mức độ phụ thuộc vào thể trạng, mức độ phát triển và khả năng hoạt động của trẻ. Ở độ tuổi này không yêu cầu trẻ tập chính xác các động tác mà động viên khích lệ trẻ thực hiện động tác đúng hơn.
Có thể tập theo nhóm lớn 8-10 trẻ hoặc nhóm nhỏ 2-3 trẻ học tập riêng từng trẻ tùy theo nội dung và điều kiện thực tế.
Nơi tập: Tập cho trẻ ở trong phòng học lớp, hoặc ngoài sân tùy theo nội dung bài tập, tùy thuộc khả năng của trẻ và điều kiện thực tế. Nơi tập phải bằng phẳng, khô ráo, đảm bảo vệ sinh an toàn, vệ sinh ấm về mùa đông , thoáng mát về mùa hè và không gian đủ rộng cho trẻ tập
Thời gian tập ;mổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Kiều
Dung lượng: 232,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)