Phat huy tinh sang tao ...
Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Dũng |
Ngày 13/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: phat huy tinh sang tao ... thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
Phần I: Đặt vấn đề
I/ Lí do chọn đề tài:
1/ lý :
Tư duy là một hình thức nhận thức lí tính của con người. Về mặt tâm lí thì tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.
Tư duy không tự nhiên mà có mà do quá trình rèn luyện lâu dài, muốn tư duy phát triển cần được rèn luyện thường xuyên, thông qua các hoạt động học tập nói chung trong môn Toán nói riêng, đặc biệt là môn Hình học nó giúp học sinh phát triển tư duy rất tốt. Học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi đang phát triển tư duy mạnh mẽ do đó giáo viên cần quan tâm, coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh thông qua hoạt động học tập.
Mỗi bài tập Hình có những phương pháp giải khác nhau, tuy nhiên khi cho các em làm bài tập Hình, nếu giáo viên chú ý rèn cho học sinh có được cái nhìn ở các góc cạnh khác nhau, biết cách lật đi lật lại một vấn đề, khái quát hoá, tương tự hoá đồng thời biết liên hệ kết quả của bài toán đã làm cho các bài toán tương tự thì các em sẽ hiểu sâu sắc kiến thức hơn, tư duy sẽ linh hoạt hơn, sẽ tìm được cách giải nhanh chóng hơn. Thông qua đó phát triển tư duy cho học sinh dần dần hình thành những phẩm chất, năng lực giải quyết vấn đề sâu sắc hơn cho một sự vật, hiện tượng nào đó. Đặc biệt học sinh thấy được mối liên hệ lô gíc giữa các đơn vị kiến thức, qua đó thấy được cái hay điều thú vị của Hình học, tạo lên tâm lí hứng thú khi học tập. Khi làm được như vậy ý thức tự học của học sinh sẽ cao hơn, những bài tập khó sẽ trở nên dễ hơn, quan trọng nhất là học sinh có được tự tin khi giải bài tập. Mà trong định hướng đổi mới phương pháp học tập bậc Trung học cơ sở thì tự học là một yêu cầu quan trọng đối với học sinh, tự học giúp học sinh phát huy được tính sáng tạo. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể giúp học sinh tạo hứng thú trong việc tự học, tìm thấy niềm vui khi học bộ môn Toán. Để làm được như vậy giáo viên phải cung cấp cho học sinh hệ thống bài tập từ dễ đến khó phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh, cho học sinh thấy những bài toán khó đều bắt đầu từ các bài toán cơ bản. Học sinh cảm thấy thông qua các bài toán cơ bản cũng dễ dàng tìm được lời giải cho bài toán khó. Khi có cơ hội phải biết khai thác triệt để những ý tưởng sáng tạo của học sinh để tìm tòi thêm lời giải hoặc lật ngược vấn đề.
2/ Cơ sở thực tế:
Thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua tôi nhận thấy học sinh chưa có kĩ năng liên kết các bài toán mới với bài toán đã làm để tìm ra mối tương đồng, khi giải một bài toán rất ít học sinh nghiên cứu tìm tòi các vấn đ
I/ Lí do chọn đề tài:
1/ lý :
Tư duy là một hình thức nhận thức lí tính của con người. Về mặt tâm lí thì tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.
Tư duy không tự nhiên mà có mà do quá trình rèn luyện lâu dài, muốn tư duy phát triển cần được rèn luyện thường xuyên, thông qua các hoạt động học tập nói chung trong môn Toán nói riêng, đặc biệt là môn Hình học nó giúp học sinh phát triển tư duy rất tốt. Học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi đang phát triển tư duy mạnh mẽ do đó giáo viên cần quan tâm, coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh thông qua hoạt động học tập.
Mỗi bài tập Hình có những phương pháp giải khác nhau, tuy nhiên khi cho các em làm bài tập Hình, nếu giáo viên chú ý rèn cho học sinh có được cái nhìn ở các góc cạnh khác nhau, biết cách lật đi lật lại một vấn đề, khái quát hoá, tương tự hoá đồng thời biết liên hệ kết quả của bài toán đã làm cho các bài toán tương tự thì các em sẽ hiểu sâu sắc kiến thức hơn, tư duy sẽ linh hoạt hơn, sẽ tìm được cách giải nhanh chóng hơn. Thông qua đó phát triển tư duy cho học sinh dần dần hình thành những phẩm chất, năng lực giải quyết vấn đề sâu sắc hơn cho một sự vật, hiện tượng nào đó. Đặc biệt học sinh thấy được mối liên hệ lô gíc giữa các đơn vị kiến thức, qua đó thấy được cái hay điều thú vị của Hình học, tạo lên tâm lí hứng thú khi học tập. Khi làm được như vậy ý thức tự học của học sinh sẽ cao hơn, những bài tập khó sẽ trở nên dễ hơn, quan trọng nhất là học sinh có được tự tin khi giải bài tập. Mà trong định hướng đổi mới phương pháp học tập bậc Trung học cơ sở thì tự học là một yêu cầu quan trọng đối với học sinh, tự học giúp học sinh phát huy được tính sáng tạo. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể giúp học sinh tạo hứng thú trong việc tự học, tìm thấy niềm vui khi học bộ môn Toán. Để làm được như vậy giáo viên phải cung cấp cho học sinh hệ thống bài tập từ dễ đến khó phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh, cho học sinh thấy những bài toán khó đều bắt đầu từ các bài toán cơ bản. Học sinh cảm thấy thông qua các bài toán cơ bản cũng dễ dàng tìm được lời giải cho bài toán khó. Khi có cơ hội phải biết khai thác triệt để những ý tưởng sáng tạo của học sinh để tìm tòi thêm lời giải hoặc lật ngược vấn đề.
2/ Cơ sở thực tế:
Thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua tôi nhận thấy học sinh chưa có kĩ năng liên kết các bài toán mới với bài toán đã làm để tìm ra mối tương đồng, khi giải một bài toán rất ít học sinh nghiên cứu tìm tòi các vấn đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trung Dũng
Dung lượng: 658,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)