Phân biệt đồ dùng theo công dụng và chất liệu

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thùy Nhung | Ngày 05/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: phân biệt đồ dùng theo công dụng và chất liệu thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI
Đề tài: Phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết công dụng và chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình, từ đó trẻ phân loại đồ dùng
- Trẻ biết cách sử dụng đồ dùng phù hợp với công dụng và chất liệu
- Phát triển ngôn ngữ và làm tăng vốn từ cho trẻ qua các từ: “sứ; inox, kim loại”
- Trẻ biết chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”, “ Chiếc túi kì lạ”
2.Kỹ năng:
- Trẻ trả lời trọn câu đủ ý, mạch lạc khi cùng cô tham gia tìm hiểu các đồ dùng trong ăn uống
- Trẻ phân loại được đồ dụng theo công dụng và chất liệu
- Trẻ có kĩ năng nhìn, sờ, nghe, phán đoán khi khám phá đối tượng
- Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo trong khi chơi
3.Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
- Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng, biết sắp xếp, đặt đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
II.Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:
- Giáo án, một số đồ dùng ăn uống trong gia đình: Chén, muỗng, tô, dĩa, nĩa, đũa, ly, tách, cốc…
*Đồ dùng của trẻ:
- Các đồ dùng gia đình: Chén, muỗng, cốc, tách trà
- Mỗi trẻ 1 loại đồ dùng gia đình để khám phá
- Các phần quà, 3 cái rá, 1 chiếc túi
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
*Tích hợp:
- Đồng dao: Gánh gánh gồng gồng
- Câu đố về các đồ dùng
- Vận động: Bật xa 50cm
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

*Ổn định, trò chuyện:
- Cho trẻ chơi “ Tập tầm vông”
- Cô cầm cái gì vậy các con?
- Cái chén là đồ dùng ở đâu?
- Ngoài chén ra trong gia đình còn có những đồ dùng nào nữa?
- Hôm nay, cô cùng các con tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình nhé!
Hoạt động 1: Phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu
- Mời 3 tổ lên nhận hộp khám phá của mình
1.1. Đồ dùng để ăn:
- Cô đố! Cô đố!
Miệng tròn, lòng trắng phau phau Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày. Là cái gì ?
- Cái chén hay còn gọi là cái gì nữa?
- Ai cầm cái chén đưa lên cho cả lớp cùng xem nào? - Cho trẻ phát âm cái chén
- Con có nhận xét gì về cái chén của con?

- Ai có nhận xét khác? ( Mời trẻ có cái chén bằng nhựa, bằng sứ)
- Chén được dùng để làm gì?
- Khi dùng chén bằng sứ các con phải chú ý điều gì? Bằng nhựa, inox thì sao?


- Như vậy những chiếc chén mà các con đang cầm có gì giống và khác nhau?

- Vậy ở tuổi của các con thì nên dùng chén được làm từ chất liệu gì?
* Cái Muỗng:
- Các con dùng cái gì để múc thức ăn?
- Cái muỗng còn được gọi là cái gì?
- Ai có cái muỗng đưa lên cho cả lớp cùng xem
- Con có nhận xét gì về cái muỗng của con?


- Cái muỗng của con thì sao?
- Bạn nào có cái muỗng làm bằng chất liệu khác?
Có cách nào để phân biệt được đâu là sứ, đâu là nhựa?
Làm thí nghiệm các vật chìm nổi:
+ Cô mời 2 trẻ cẩm 2 cái muỗng bằng sứ và bằng nhựa thả vào chậu nước và quan sát hiện tượng xảy ra
+ Cái muỗng nào nổi? Vì sao?
+ Cái muỗng nào chìm? Vì sao?
*Cô kết luận:
Đồ dùng làm bằng sứ nặng, chìm rất nhanh trong nước
Còn đồ dùng làm bằng nhựa nhẹ mỏng không dễ chìm trong nước
- Và để biết được muỗng nào được làm bằng sắt cô sẽ dùng 1 thanh nam châm để thí nghiệm. Nếu thanh nam châm này hút cái muỗng nào thì cái đó được làm từ sắt
- Cho trẻ đem các loại muỗng lên và tự trẻ thì nghiệm để rút ra kết luận
- Các con có nhận xét gì về các đồ dùng trên?

* Mở rộng: Ngoài chén và muỗng ra thì còn có đồ dùng gì dùng để ăn nữa nào?( Cô cho trẻ xem)
1.2. Đồ dùng để uống:
* Cái cốc:
- Mỗi khi khát nước
Bé sẽ dùng ngay
Rót nước thật đầy
Và bưng lên uống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thùy Nhung
Dung lượng: 104,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)