On thi vat ly lop 8 HK1

Chia sẻ bởi Lê Thị Xuân Ngọc | Ngày 13/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: on thi vat ly lop 8 HK1 thuộc Hình học 8

Nội dung tài liệu:


A/ Lý thuyết :
CÂU 1: Thế nào là chuyển động không đều ? Viết công thức tính vận tốc của chuyển động không đều ? Cho biết đơn vị các đại lượng trong công thức ?
TRẢ LỜI:
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian .
Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều là:

vTB = s : t => s = vTB . t => t = s : vTB

Trong đó : vTB là vận tốc trung bình ( km/h ; m/s )
s là quãng đường đi được .
t là thời gian để đi hết quãng đường đó .
CÂU 2:Nêu khái niệm áp suất, viết công thức tính áp suất chất rắn, cho biết đơn vị các đại lượng trong công thức ?
TRẢ LỜI:
Áp suất là độ lớn của áp lực trên đơn vị diện tích bị ép .
Công thức tính áp suất chất rắn là:

P = F : s => s = F : P => F = P . s

Trong đó : P là áp suất ( N/m3 )
F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép ( N )
S là diện tích mặt bị ép ( m3 ) .
CÂU 3: Lực biểu diễn bằng gì ? Hãy trình bày 3 yếu tố của lực ?
TRẢ LỜI:
Lực biểu diễn bằng mũi tên:
3 yếu tố của lực là:
+ Điểm đặt của lực : là góc mũi tên hay là nơi lực tác dụng .
+ Phương và chiều :
Phương : trùng với mũi tên .
Chiều : theo chiều của mũi tên .
+ Độ lớn của lực : chính là chiều dài của mũi tên với tỉ xích tùy chọn . Kí hiệu là : F .
CÂU 4: Lực ma sát sinh ra khi nào ? Lực ma sát có tác dụng gì ?
TRẢ LỜI:
Lực ma sát sinh ra khi 1 vật chuyển động trên bề mặt của 1 vật khác và có tác dụng làm cản trở chuyển động của vật .
CÂU 5: Chứng minh :
TRẢ LỜI:

Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi dv = dl :
Ta có: vật lơ lửng khi P = FA => dv . V = dl . V => dv = dl
Vật sẽ chìm xuống trong chất lỏng khi dv > dl :
Ta có : vật chìm xuống khi P > FA => dv . V > dl . V => dv > dl
Vật sẽ nổi lên khi dv < dl :
Ta có : vật nổi lên khi P < FA => dv . V < dl . V => dv < dl
CÂU 6: Giải thích :
Tại sao khi hút bớt không khí trong hộp sữa bằng giấy ta thấy hộp sữa bị bẹp lại theo mọi hướng .
Ngồi trên xe ôtô, xe đột ngột rẽ phải ta nghiêng về bên nào ? Vì sao ?
Đang đi xe đạp nếu ta bóp phanh ( thắng ) thì xe sẽ dừng lại .
Mỡ bao giờ cũng nổi trên mặt nước .
Khi cán búa lỏng ta có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất .
TRẢ LỜI:
Vì khi hút hết sữa trong hộp áp suất bên trong hộp sữa giảm, nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài hộp . Áp suất này tác dụng lên vỏ hộp làm cho vỏ hộp bẹp lại .
Vì ôtô đột ngột rẽ phải do quán tính hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động theo hướng cũ nên bị nghiêng người sang trái .
Vì khi bóp phanh 2 má phanh áp sát vào vành bánh xe tạo ra ma sát lớn nên xe dừng lại .
Vì trọng lượng riêng của mỡ nhẹ hơn trọng lượng riêng của nước .
Vì khi gõ mạnh cán búa xuống đất , cán búa đột ngột dừng lại, do quán tính lưỡi búa tiếp tục chuyển động đi sâu vào cán búa .
CÂU 7:Nói vận tốc của ôtô là 36km/h . Điều đó cho biết gì ?
TRẢ LỜI:
Có nghĩa là trong 1 giờ ôtô đi được 36 km .
CÂU 8: Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là gì ? Tính áp suất chất lỏng này với đơn vị là N/m2 ( dtn = 103000N/m3 ) .
TRẢ LỜI:
Có nghĩa là áp suất thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li cũng bằng 76 cmHg .
Áp suất chất lỏng này là :
p = d . h = 103000 . 76 = 103000 . 0,076 = 7,828 (N/m2)
CÂU 9: Nêu sự tồn tại áp suất trong chất lỏng. Viết công thức tính áp suất chất lỏng ? Cho biết tên, đơn vị các đại lượng trong công thức ?
TRẢ LỜI:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất vào một hướng mà gây áp suất lên mọi hướng .
Công thức tính áp suất chất lỏng :

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Xuân Ngọc
Dung lượng: 75,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)