Ôn Tập Môn Địa Lý 6
Chia sẻ bởi Trần Quang Huy |
Ngày 16/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Ôn Tập Môn Địa Lý 6 thuộc Địa lí 6
Nội dung tài liệu:
Đề Cương Ôn Tập Môn Địa Lý
HKII
1. Thành phần của không khí?
- Gồm:
+ Hơi nước và các khí khác (1%)
+ Khí Ôxy (21%)
+ Khí Nitơ (78%)
- Lượng hơi nước trong không khí rất ít nhưng lại rất cần thiết cho sự sống
2. Không khí được cấu tạo như thế nào? Tầng nào quan trọng nhất, vì sao?
- Cấu tạo của không khí:
+ Tầng đối lưu: Độ dày từ 0 km đến 16 km. Chiếm 90% thành phần của không khí. Luôn luôn có sự động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra các hiện tượng: mây, mưa,… có ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Nhiết độ giảm dần khi lên cao. Trung bình, cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ giảm 0.6°C
+ Tầng bình lưu: Độ dày từ 16 km đến 80 km. Có lớp ô-zôn trong tầng này bảo vệ tia bức xạ có hại cho sự sống
+ Các tầng cao của khí quyển: Độ dày từ 80 km đến hơn 300 km. Có không khí cực loãng, hầu như không có quan hệ trực tiếp đối với con người
- Tầng đối lưu quan trọng nhất, vì:
+ Chiếm 90% thành phần của không khí
+ Luôn luôn có sự động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra các hiện tượng: mây, mưa,… có ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất
3. Nguyên nhân hình thành, đặc điểm các khối khí trên Trái Đất?
- Trên Trái Đất có 4 khối khí: Khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí đại dương và khối khí lục địa
- Nguyên nhân hình thành các khối khí là:
+ Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hay đại dương) nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm
+ Căn cứ vào nhiệt độ, người ta chia ra: Khối khí nóng và khối khí lạnh
+ Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra: Khối khí đại dương, khối khí lục địa
- Đặc điểm các khối khí là:
+ Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ dộ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
+ Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao,có nhiệt độ tương đối thấp
+ Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương,có độ ẩm lớn
+ Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền có tính chất tương đối khô
- Chú ý: Trong khi di chuyển, các khối khí thay đổi tính chất
4. Cho biết khái niệm thời tiết, khí hậu?
- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng (như nhiệt độ, gió,…) ở một địa phương trong một thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật. Khí hậu ít bị thay đổi
5. Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
- Sự khác nhau thứ nhất: Về khái niệm và thời gian của thời tiết và khí hậu:
+ Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng (như nhiệt độ, gió,…) ở một địa phương trong một thời gian ngắn
+ Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật
- Sự khác nhau thứ hai: Về sự thay đổi của thời tiết và khí hậu:
+ Thời tiết luôn luôn thay đổi
+ Khí hậu ít bị thay đổi
6. Khí áp là gì? Cho biết đặc điểm của 2 loại khí áp chính?
- Khí áp là:
+ Sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất
+ Dụng cụ để đo khí áp là khí áp kế
+ Khí áp trung bình bằng 760 mHg, đơn vị đo áp khí là Atmotphe
- Đặc điểm của 2 loại khí áp chính:
+ Khí áp cao: 30° Bắc và Nam, 2 đai áp cao ở 2 cực
+ Khí áp thấp: Xích đạo, 60° Bắc và Nam
7. Nguyên nhân nào sinh ra gió?
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp
8. Xác định vị trí và nêu đặc điểm của từng loại gió?
- Gió Tín phong: Gió thổi từ các đai cao áp chí tuyến về đai áo thấp Xích đạo
- Gió Tây ôn đới: Gió thổi thường xuyên từ đai cao áp ở chí tuyến về các đai
HKII
1. Thành phần của không khí?
- Gồm:
+ Hơi nước và các khí khác (1%)
+ Khí Ôxy (21%)
+ Khí Nitơ (78%)
- Lượng hơi nước trong không khí rất ít nhưng lại rất cần thiết cho sự sống
2. Không khí được cấu tạo như thế nào? Tầng nào quan trọng nhất, vì sao?
- Cấu tạo của không khí:
+ Tầng đối lưu: Độ dày từ 0 km đến 16 km. Chiếm 90% thành phần của không khí. Luôn luôn có sự động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra các hiện tượng: mây, mưa,… có ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Nhiết độ giảm dần khi lên cao. Trung bình, cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ giảm 0.6°C
+ Tầng bình lưu: Độ dày từ 16 km đến 80 km. Có lớp ô-zôn trong tầng này bảo vệ tia bức xạ có hại cho sự sống
+ Các tầng cao của khí quyển: Độ dày từ 80 km đến hơn 300 km. Có không khí cực loãng, hầu như không có quan hệ trực tiếp đối với con người
- Tầng đối lưu quan trọng nhất, vì:
+ Chiếm 90% thành phần của không khí
+ Luôn luôn có sự động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra các hiện tượng: mây, mưa,… có ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất
3. Nguyên nhân hình thành, đặc điểm các khối khí trên Trái Đất?
- Trên Trái Đất có 4 khối khí: Khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí đại dương và khối khí lục địa
- Nguyên nhân hình thành các khối khí là:
+ Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hay đại dương) nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm
+ Căn cứ vào nhiệt độ, người ta chia ra: Khối khí nóng và khối khí lạnh
+ Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra: Khối khí đại dương, khối khí lục địa
- Đặc điểm các khối khí là:
+ Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ dộ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
+ Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao,có nhiệt độ tương đối thấp
+ Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương,có độ ẩm lớn
+ Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền có tính chất tương đối khô
- Chú ý: Trong khi di chuyển, các khối khí thay đổi tính chất
4. Cho biết khái niệm thời tiết, khí hậu?
- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng (như nhiệt độ, gió,…) ở một địa phương trong một thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật. Khí hậu ít bị thay đổi
5. Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
- Sự khác nhau thứ nhất: Về khái niệm và thời gian của thời tiết và khí hậu:
+ Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng (như nhiệt độ, gió,…) ở một địa phương trong một thời gian ngắn
+ Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật
- Sự khác nhau thứ hai: Về sự thay đổi của thời tiết và khí hậu:
+ Thời tiết luôn luôn thay đổi
+ Khí hậu ít bị thay đổi
6. Khí áp là gì? Cho biết đặc điểm của 2 loại khí áp chính?
- Khí áp là:
+ Sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất
+ Dụng cụ để đo khí áp là khí áp kế
+ Khí áp trung bình bằng 760 mHg, đơn vị đo áp khí là Atmotphe
- Đặc điểm của 2 loại khí áp chính:
+ Khí áp cao: 30° Bắc và Nam, 2 đai áp cao ở 2 cực
+ Khí áp thấp: Xích đạo, 60° Bắc và Nam
7. Nguyên nhân nào sinh ra gió?
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp
8. Xác định vị trí và nêu đặc điểm của từng loại gió?
- Gió Tín phong: Gió thổi từ các đai cao áp chí tuyến về đai áo thấp Xích đạo
- Gió Tây ôn đới: Gió thổi thường xuyên từ đai cao áp ở chí tuyến về các đai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Huy
Dung lượng: 81,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)