ôn tập bài 1 đến bài 5

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Mai | Ngày 05/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: ôn tập bài 1 đến bài 5 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

TRUNG TIỂU HỌC VIỆT ANH
GV THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH MAI

Nội dung ôn tập môn đia lí 6
Bài 1-5

1. Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời, hình dạng và kích thước của trái đất
- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời).
- Hình dạng và kích thước của Trái Đất: hình dạng cầu và kích thước rất lớn.
1. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến
a. Hình dạng và kích thước
Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu
Kích thước: TĐ có kích thước rất lớn:
● Bán kính: 6370Km
● Đường XĐ: 40076Km

Em hãy cho biết Trái Đất có dạng hình gì?
Quan sát hình 2 SGK em hãy cho biết độ dài bán kính và đường Xích đạo của Trái Đất?
2. Khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam


- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 00 (Xích đạo)
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
900
00
xích đạo
Nửa cầu Bắc
VT gốc
VT Nam
VT Bắc
Nửa cầu Nam
00
b. Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến
- Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.
- Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.
- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam

-Định nghĩa bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Phương hướng trên bản đồ:
 
+ Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính)
+ Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.
Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ sau đó tìm các hướng còn lại.
+ Khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm và cách viết tọa độ địa lí của một điểm.
 
-Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
-Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm gọi là toạ độ địa lí của điểm đó.
-Cách viết tọa độ địa lí: viết kinh độ ở trên vĩ độ ở dưới
VD: C: 20o Tây
10o Bắc
- Tỉ lệ bản đồ:
+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
- Kí hiệu bản đồ:
+ Ba loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
+ Ba dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
+ Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ: thang màu, đường đồng mức.
. Các loại ký hiệu bản đồ:
- Muốn biết được nội dung và ý nghĩa của kí hiệu bản đồ chúng ta phải xem bảng chú giải ( Bảng chú giải được xem là chìa khóa để xem bản đồ)
- Các kí hiệu của bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước.
- Thường phân ra 3 loại:
+ Điểm.
+ Đường.
+ Diện tích.
 
- Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ :
+ Ký hiệu hình học.
+ Ký hiệu chữ.
+ Ký hiệu tượng hình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)