On hoc sinh gioi dia li 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nguyệt | Ngày 16/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: on hoc sinh gioi dia li 6 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Một số nội dung cần chú ý trong địa lí 6
tính tỉ lệ bản đồ
tính giờ
Biết chuyển động biểu kiến mặt trời là gì ? đặc điểm? nguyên nhân?
Giải đáp các câu tục ngữ và các vấn đề liên quan đến các mùa cũng như ngày đêm dài ngắn theo mùa ở Việt Nam.
Tính lượng nhiệt độ, lượng mưa (áp dụng công thức)
Khi tính giờ áp dụng công thức và các chú ý sau:
Một múi giờ bằng 150 kinh tuyến

Nếu người ta cho độ ở bán cầu Đông thì chúng ta chỉ lấy độ chia cho 15 là ra múi giờ cần biết
VD: 1000Đ là bằng 6,66 => đó là múi giờ số 7 (Việt Nam)
Nếu cho độ ở bán cầu Tây thì chúng ta áp dụng công thức
(24 – độ/15) = múi giờ
VD: 1020T áp dụng (24 – 102/15) = ?
Đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 1800 ( qua múi giờ số 13 )lùi một ngày lịch
( áp dụng cho các bài toán tính giờ qua múi giờ 13 là cứ giảm một ngày lịch.) ngược lại tăng ngày lịch cho các bài toán tính giờ nếu đi từ Đông sang Tây.Tuy nhiên trong cùng bán cầu vẫn tăng giảm ngày do phụ thuộc vào thòi gian)
VD: cho hỏi tokio (1h sáng) 3/1/2010 múi giờ số 9, Newdeli múi giờ 5 là mấy giờ
TL: Chênh lệch 4 múi giờ
24 +1 = 25 chênh 4 múi giờ nên 25 – 4 = 21h ngày 2 tháng 1 năm 2010
Chú ý tháng 2 có 28 ngày và những tháng có 30 hoặc 31 ngày đề phòng đề người ta cho mẹo

Câu 1 :
Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
TL: Trình bày
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nghiêng 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo.
- Thời gian tự quay quanh trục là 24 giờ, hướng quay từ Tây sang Đông.
*Hệ quả
- Khắp nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày, đêm.
- Các vận động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng: nhìn xuôi theo chiều chuyển động ở nửa cầu Bắc lệch về bên phải, ở nửa cầu Nam lệch về bên trái.
Câu 1. (4,0 điểm)
a, Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời:
- Đặc điểm:
+ Quỹ đạo chuyển động là một đường elíp gần tròn, hướng chuyển động từ Tây sang Đông với vận tốc rất lớn, khoảng 108000 km/h. (0,5đ)
+ Trong khi chuyển động, trục Trái Đất luôn hướng về một phía và nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66033’. (0,25đ)
+ Thời gian Trái Đất chuyển động đúng 1 vòng quanh quỹ đạo là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. (0,25đ)
- Hệ quả của sự chuyển động Trái Đất xung quanh Mặt Trời:
+ Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. (0,25đ)
+ Sự thay đổi các thời kì nóng lạnh trong năm (hiện tượng mùa) và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. (0,25đ)
+ Hình thành các đới nhiệt trên Trái Đất. (0,25đ)
+ Tạo ra lực Côriôlít. (0,25đ)
b, Sở dĩ Việt Nam vào mùa đông (ví dụ tháng giêng), lúc giữa trưa Mặt Trời không bao giờ đứng bóng mà nằm chếch về phía Nam. Chỉ có mùa hạ mới có Mặt Trời đứng bóng 2 lần vì:
- Khi Mặt Trời đứng bóng là lúc các tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất vào lúc giữa trưa. Hiện tượng này chỉ xẩy ra ở vùng nội chí tuyến. (0,5đ)
- Nước ta nằm giữa xích đạo và chí tuyến Bắc, vì vậy ở bất kì nơi nào ở nước ta trong một năm cũng thấy Mặt Trời đứng bóng 2 lần vào mùa hạ từ ngày 23, 24 tháng 4 đến ngày 20, 21 tháng 8. (0,5đ)
- Đây là thời gian Mặt Trời di động từ Cà Mau lên chí tuyến Bắc. (0,25đ)
- Từ ngày 20, 21 tháng 8 đến ngày 23, 24 tháng 4 là thời kì Mặt Trời di động biểu kiến từ Cà Mau xuống chí tuyến Nam. (0,5đ)
- Do đó vào thời kì này ta thấy Mặt Trời chỉ chếch về hướng Nam lúc giữa trưa. Mặt Trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam thì độ chếch đó càng lớn. (0,25đ)
Câu 1: hãy tính góc nhập xạ của tia sáng mặt trời lúc 12h trưa tại các chí tuyến trong các ngày 21/3 và ngày 23/9 (áp dụng công thức h=900 – φ )
TL: + Tại chí tuyến Bắc:
          h = 900-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nguyệt
Dung lượng: 1,55MB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)