Ôn HKI Đ6 - Quảng Ninh

Chia sẻ bởi TrầnThìn | Ngày 16/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: Ôn HKI Đ6 - Quảng Ninh thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I - Môn: Địa lí 6
Học thuộc các bài 3, 7, 8, 9,10 theo nội dung sgk.
* Gợi ý trả lời 1 số câu hỏi:
1/ Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì?
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở 2 dạng: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
- Tỉ lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao.
2/ Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1: 200.000 và 1: 6.000.000, cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
* Tỉ lệ bản đồ 1: 200.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với : 5 x 200.000 = 1.000.000 (cm) = 10 (km)
- Như vậy 5cm trên bản đồ ứng với 10 km trên thực địa.
* Tỉ lệ bản đồ 1: 6.000.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với : 5 x 6.000.000 = 30.000.000 (cm) = 300 (km)
- Như vậy 5cm trên bản đồ ứng với 300 km trên thực địa
3/ Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên 1 bản đồ VN, kc giữa 2 thành phố đó đo được là 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu?
Đổi 105 km = 10 500 000 cm
Mà khoảng cách giữa 2 thành phố là 15cm.
Vậy bản đồ có tỉ lệ là: 10 500 000 : 15 = 700 000 cm ( Tỉ lệ bản đồ: 1: 700 000.
4/ Sự phân chia bề mặt TĐ ra 24 kv giờ có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời sống?
Trước hết, trên bề mặt TĐ, giờ ở mỗi kinh tuyến (dù ở cạnh nhau) đều khác nhau, nếu dựa vào giờ của từng kinh tuyến, mà tính giờ thì trong sinh hoạt quá phức tạp. Ngay ở trong 1 khu vực nhỏ cũng có nhiều giờ khác nhau. Nếu chia bề mặt TĐ ra 24 kv giờ, mỗi kv rộng 150 có 1 giờ thống nhất, thì việc tính giờ trong sinh hoạt sẽ thuận lợi hơn, vì các hoạt động của mọi người dân sống trong kv sẽ được thống nhất về mặt thời gian.
5/ Tại sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm ( trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
6/ Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng, lạnh luân phiên nhau ở 2 nửa cầu trong 1 năm?
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trên quỹ đạo nên nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam lần lượt có lúc ngả về phía Mặt Trời, có lúc chếch xa phía Mặt Trời nên sinh ra 2 thời kì nóng, lạnh khác nhau.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời( góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt ( mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời ( góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt ( mùa lạnh của nửa cầu đó.
- Ngày bắt đầu thời kì nóng ở nửa cầu Bắc là ngày 21/3, ngày kết thúc là ngày 23/9. Ngày bắt đầu thời kì nóng của nửa cầu Nam là ngày 23/9, ngày kết thúc là ngày 21/3.
7/ Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
Các nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được 1 lượng ánh sáng và nhiệt như nhau vào 2 ngày 21/3 và 23/9.
8/ Hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22/6 và 22/12. Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái đất.  * Vào ngày 22/6, nửa cầu Bắc chúc về phía mặt trời nhiều nhất. Lúc này nửa cầu Bắc có ngày dài đêm ngắn, nửa cầu Nam có ngày ngắn đêm dài. Từ vòng cực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: TrầnThìn
Dung lượng: 112,41KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)