O nhiem khong khi

Chia sẻ bởi Dương Phượng | Ngày 05/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: o nhiem khong khi thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Lời mở đầu.
Không khí có ý nghĩa vô cùng to lớn với con người và sinh vật. Bởi không khí là một nhu cầu bức thiết mà không thể không có. Con người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ngày nhưng không thể nhịn thở vài phút.
Trước kia môi trường không khí vốn rất trong sạch, nó có thể tự điều chỉnh cân bằng và không bị ô nhiễm. Ngày nay do sự phát triển của xã hội và kinh tế đi đôi với sự phát triển của công nghiệp, giao thông vận tải...đã làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm và ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
1. Định nghĩa ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí là sự có mặt 1 chất lạ hoặc 1 sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa…
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đô thị.
2.1 Tự nhiên.
Các hiện tượng tự nhiên như: núi lửa, động đất, cháy rừng, bão bụi....đã thải ra môi trường nhiều chất khí độc hại:SO2, CH4, bụi... Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.

2.2 Ô nhiễm không khí do công nghiệp.
- Chủ yếu là quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy và thải vào không khí như các khí CO2, CO, SO2, NOx, muội than, bụi,...
- Do bốc hơi rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải.
- Nguồn thải do các quá trình sản xuất này có nồng độ chất độc hại rất cao và tập trung trong 1 khoảng không gian nhỏ.
- Đối với mỗi ngành công nghiệp lượng thải độc hại vào môi trường nhiều hay ít phụ thuộc vào từng loại nhiên liệu đốt, công nghệ đốt nhiên liệu, phương pháp công nghệ sản xuất.
+ Ngành nhiệt điện thải ra nhiều khí độc hại như CO, NOx, SO4, bụi...
+ Ngành vật liệu xây dựng gây tác động đến môi trường rất lớn đặc biệt là bụi và khí độc từ xi măng, gạch, ngói, vôi, bột đá... Các khí HF, SO2, CO, NOx...rất độc hại.
+ Ngành hóa chất và phân bón thải ra môi trường nhiều chất độc hại ở dạng khí và dạng rắn, như Axit nitric, sunfua đioxyt...
+ Ngành luyện kim thải ra nhiều chất độc hại như bụi kim loại, các hóa chất độc hại như SO2, NOx,...
+ Ngành công nghiệp nhẹ như da giày thải ra nhiều bụi da, sinh khí sơn, quang dầu, axetol..
+ Ngành thực phẩm chủ yếu là công đoạn đốt lò than, nồi hơi, thải qua ống khói nhiều bụi, khí độc: SO2, CO, CO2, các loại mùi hôi...
Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp của các nhà máy.
2.3 Nguồn ô nhiễm không khí do giao thông vận tải.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%, đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư.
Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường
Khí thải từ giao thông vận tải chủ yếu gây ra ô nhiễm các chất độc hại như CO, NOx, SOx, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), bụi chì (Pb), benzen và bụi hô hấp (PM). Theo thống kê, nguồn giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOC.
2.4 Nguồn ô nhiễm không khí do sinh hoạt của con người.
- Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu sử dụng than đá, củi, dầu hỏa, khí đốt, nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh loại khí chủ yếu là CO và CO2.



Ô nhiễm không khí do hoạt động của các phương tiện giao thông vân tải


Ô nhiễm không khí do hoạt động đun nấu của con người.

3. Hiện trạng ô nhiễm không khí.
3.1 Trên thế giới.
Hiện nay, ô nhiễm không khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào.
Ở châu Âu, Châu Mỹ... Nồng độ tập trung chất PM10 ít hơn so với Châu á.
Ở Châu Á: lượng xe máy gia tăng nhanh chóng ở các thành phố là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với châu Á bởi mỗi năm có tới 600.000 người tử vong. Nồng độ tập chung chất PM10 sản sinh trong khói xe máy trong không khí ở 1 số tp như Băc Kinh, Thượng Hải, Jakarta, NewDelhi..đã lên tới mức báo động
Hiện mỗi ngày tại Bắc Kinh có hàng triệu xe cộ tham gia giao thông gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Có nhiều ngày bầu trời Bắc Kinh phủ khói giống sương mù.
   1 hiện tượng phổ biến trên thế giới là ô nhiễm không khí trong nhà, người dân phải chung sống với khói thải trong nhà vì các tác hại của nó gấp 10 lần khói bụi ngoài đường phố. Tầng lớp nghèo phải sinh sống trong điều kiện chật hẹp và phải sử dụng những loại nhiên liệu thô sơ rẻ tiền, họ không có điều kiện tiếp cận với các loại nhiên liệu sạch hay hệ thống dẫn, lọc khí thải..nên ô nhiễm không khí do sinh hoạt, nấu nướng của người dân ngày càng trở nên trầm trọng.
Theo tính toán của các chuyên viên, trong 100 năm tới, thế giới vẫn tiếp tục chứng kiến những cái chết do ô nhiễm trong nhà. Mới đây WHO bắt đầu ước tính ảnh hưởng của khói thải trong nhà đối với sức khỏe tại từng nước.
3.2 Ô nhiễm không khí tại Việt Nam.
Mặc dù đô thị hóa, công nghiệp hóa cũng như giao thông vận tải ở nước ta chưa phát triển nhưng ô nhiễm không khí đã xảy ra nghiêm trọng đặc biệt tại các đô thị lớn, nơi tập trung đông dân cư, có các hoạt động sản xuất diễn ra mạnh mẽ, các phương tiện giao thông dày đặc.
3.2.1 Ô nhiễm không khí tại tp. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí ở TP Hồ Chí Minh đang ở mức đáng lo ngại. Trên nhiều trục đường lớn giao nhau khắp các quận nội thành thường ùn tắc giao thông. Người đi đường khốn khổ vì nắng nóng và khói bụi của "rừng" xe máy và ô-tô vây quanh.
Năm 2006 nồng độ các chất độc hại trong không khí tăng từ 1,4 đến 2,4 lần so với năm 2005, nồng độ chì trung bình đã tăng từ 1,4 đến 2,4 lần; nồng độ benzen tăng 1,1 đến 2 lần; nồng độ tôluen tăng từ 1 đến 1,6 lần, nồng độ bụi đo được từ sáu trạm quan trắc cố định cho thấy mức độ ô nhiễm bụi đã vượt tiêu chuẩn về chất lượng không khí từ 1,5 đến 2,5 lần, thậm chí có nơi gấp bốn lần.
+ Với lượng ô-tô gần ba triệu chiếc, trong đó xe đã sử dụng từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ lệ 73%, mỗi ngày người dân thành phố hít phải một khối lượng khí thải độc hại khá lớn

Với tốc độ tăng trưởng lượng xe cơ giới là 10 – 20% mỗi năm thì thải lượng các chất ô nhiễm không khí phát sinh từ hoạt động giao thông (tấn/năm) dự báo đến năm 2010 sẽ tăng 2 – 5 lần,
+ Ở đây có khoảng 500 xí nghiệp trong tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành, Dự kiến đến năm 2010:
* ngành sản xuất vật liệu xây dựng sẽ tăng gấp đôi sản lượng năm 2005. Do vậy, lượng bụi phát thải từ hoạt động này sẽ gia tăng gấp 1,2 lần vào năm 2010 so với năm 2005 .
* ngành nhiệt điện : nếu nhiên liệu chính vẫn là dầu, lượng SO2 được ước tính phát thải trong năm 2010 dự kiến sẽ tăng gấp 2-3 lần năm 2005.
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm của TP. Hồ Chí Minh là 1,3% và dân số cơ học là 0,77%, với dạng nhiên liệu dùng chủ yếu ở thành thị là gas và than, còn ở nông thôn là củi và than thì lượng CO2 và SO2 phát sinh từ hoạt động dân sinh vào năm 2010 và 2020 sẽ tăng lên rất cao so với năm 2005 từ 2-6 lần, đặc biệt tại khu vực đô thị nơi có tốc độ gia tăng dân số cao và nhu cầu lớn về tiêu thụ nhiêu liệu.
3.2 Ô nhiễm không khí tại Hà Nội.
So với nhiều nơi khác trong vùng và trên thế giới, Hà Nội thuộc loại thành phố ô nhiễm không khí “có hạng”.
Môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm đặc biệt là các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp. Không khí tại Hà Nội bị ô nhiễm chủ yếu là do bụi từ mặt đường và bụi thứ cấp của các phương tiện vận tải tham gia giao thông. Trầm trọng nhất là bụi PM10, CO, TSP, NO2, SO2,...khoảng 60% tuyến đường có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép.
Nồng độ bụi trung bình 1 giờ tại nhiều tuyến đường ở Hà Nội khoảng 0,5 mg/m3. Các điểm nhiễm bụi nặng và lâu nhất trên địa bàn thành phố là khu vực Đuôi Cá; đường đê sông Hồng đoạn từ Yên Sở đến dốc Minh Khai; khu vực chân cầu Thăng Long; ngã tư Đại Cồ Việt - Giải Phóng; ngã ba Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh, đường Phạm Văn Đồng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, khu vực 2 đầu cầu Thanh Trì.
Đặc biệt, gần đây xuất hiện hiện tượng sương mù axít - hiện tượng ô nhiễm không khí rất nguy hiểm và nó đã từng xảy ra vài lần ở Hà Nội vào năm 2008, là hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí do khí thải động cơ xe cộ và khói của các nhà máy gây ra, kết hợp với một số diễn biến bất thường của khí hậu.
Lớp không khí sát mặt đất bị ứ đọng, các chất ô nhiễm được tích lũy lại cùng với hơi nước, tạo ra hiện tượng sương mù axit. Sương khói thường rất đặc và khi có sương khói thì không có gió, làm cho hiện tượng đối lưu không xảy ra được.
Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí còn từ các khu, cụm công nghiệp, như các khu công nghiệp: Thượng Đình, Minh Khai - Mai Động (Hà Nội),... và ô nhiễm không khí cục bộ ở xung quanh các xí nghiệp, nhà máy xi măng (đặc biệt là xi măng lò đứng), các lò nung gạch ngói, xí nghiệp sản xuất đồ gốm, các nhà máy nhiệt điện đốt than và đốt dầu FO, các nhà máy đúc đồng, luyện thép, các nhà máy sản xuất phân hoá học,... Các chất ô nhiễm không khí chính do công nghiệp thải ra là bụi, khí SO2, NO2, CO, HF và một số hoá chất khác.
3.3 Ô nhiễm môi trường không khí ở các làng nghề
- Đã tới mức báo động đối với làng tái chế nilông Minh Khai (Như Quỳnh, Hưng Yên); "hít khói ăn tiền" ở xã Chỉ Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên) - tái chế chì, hay là "những làn khói độc" ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở rất nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí.

3.4 Ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị loại I
gồm Tp.HP, Tp. Huế và Tp.ĐN. Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí tại các đô thị nêu trên đã bắt đầu bị ô nhiễm, các chất ô nhiễm chính là CO, NO2, SO2, Pb
3.5 Ô nhiễm môi trường không khí ở một số đô thị loại II
Gồm Thái Nguyên, Hạ Long, Việt Trì, Biên Hoà, Nha Trang. Chất lượng môi trường không khí của các đô thị này đều có dấu hiệu ô nhiễm ở những mức độ khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Đặc trưng nhất là vấn đề ô nhiễm bụi. Các thành phần khí độc hại khác như CO, NO2, SO2 mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép nhưng cũng đã có những dấu hiệu ô nhiễm cục bộ.

Sương mù axit:
4. Hậu quả của ô nhiễm không khí.
4.1 Gây ra hiệu ứng nhà kính.
4.2 Gây hiện tượng suy giảm tầng ôzôn và thiên tai.
4.3 Hiện tượng mưa axit:
4.4 Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến trẻ sắp chào đời, nhóm nghiên cứu cho rằng người mẹ tương lai càng hít nhiều khí ô nhiễm – đặc biệt là các phân tử khí thải từ khói xe chạy bằng diesel – trẻ sinh ra sau này càng nhẹ cân.
Các thể khí có độc CO có ảnh hưởng lớn đối với cơ thể do nó mạnh gấp 250 lần O2, lập tức chiếm vị trí làm cho thân thể thiếu oxy, bị xung huyết, hoại tử ở não, gan, thận, tỳ … và làm rối loạn các cơ quan chức năng khác. Khí CO kết hợp với hồng huyết tố trong máu, hạ thấp lượng oxy trong máu, tăng bệnh tim và huyết quản.
Chất hóa hợp Oxy các bon Hydro kích thích mạnh hệ hô hấp, vói nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến thần kinh trung ương.
Chất NxOy sẽ phá hoại trực tiếp các cơ quan như mắt, mũi, khí quản và da.
Chất SO2 sản sinh ra các chất kích thích đối với niêm mạc mắt, đường hô hấp, dạ dày, ảnh hưởng đến sức khỏe...
Chất ô nhiễm dạng hạt, bụi, khói... Làm cho con người cảm thấy mệt mỏi, ản hưởng đến thị lực, lâu dài sẽ phá hoại gan, thận và hệ thống thần kinh.

5. Biện pháp giảm ô nhiễm không khí tại đô thị
Ô nhiễm không khí là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động của đô thị: xây dựng, sử dụng đất, giao thông, hoạt động dân sinh, công nghiệp, năng lượng, … Do vậy, việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị phải dựa trên một loạt các giải pháp đồng bộ.
Để đảm bảo sự trong sạch cho không khí trong thành phố, cần áp dụng các biện pháp sau đây:
* Hoàn thiện chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường không khí đô thị đặt các nhà máy xa khu dân cư: để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống gần nhà máy,xí nghiệp …không dùng hoá chất độc hại, giảm khói do xe cộ bằng cách trồng cây xanh.
* Đổi mới công nghệ.
* Sử dụng nhiên liệu sạch: Đây là biện pháp tích cực nhất để hạn chế khí thải từ xe cộ.
* Các biện pháp cụ thể là:
- Yêu cầu các công trình xây dựng phải kiểm soát bụi tại các địa điểm thi công và trên các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng.
- Quy hoạch hợp lý các tuyến vận chuyển qua thành phố.
- Tăng cường phun nước và quét đường (bằng máy và thủ công), đặc biệt vào mùa khô.
- Các xe ôtô phải được phun nước, rửa sạch trước khi vào thành phố. Các phương tiện cơ giới phải rửa bánh xe khi ra khỏi công trường xây dựng trong các đô thị.
- Kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu nhập khẩu, pha chế và sản xuất trong nước.
- Tăng cường kinh phí cho quản lý môi trường không khí:
+ Tăng tỷ lệ chi cho BVMT không khí từ các nguồn ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
+ Tìm kiếm nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế và các nước cho các hoạt động quản lý và bảo vệ chất lượng không khí đô thị. Xây dựng danh sách các dự án ưu tiên về BVMT không khí để tranh thủ sự hỗ trợ ODA.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)