NHỮNG ĐIỀU CÀN BIẾT KHI ĂN UỐNG

Chia sẻ bởi Võ Tiến Hưng | Ngày 06/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: NHỮNG ĐIỀU CÀN BIẾT KHI ĂN UỐNG thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Đi ăn nhà hàng cần chú ý
Đầu tháng, có tiền, trúng mánh làm ăn, bạn bè ở xa về... bạn mời họ đi nhà hàng. Và không ít lần bị bất ngờ: không đủ tiền trả, bị tính tiền ” nhầm“...
Những người kinh doanh nhà hàng đã ”bật mí“ một số cách họ hay dùng để thu lợi nhiều hơn.
1. Khi khách chọn món, nhân viên nhà hàng thường gợi ý những món đắt tiền nhất, ít tốn công nhất như tôm càng nướng, tôm hấp bia...
2. Dọn lên phần ăn nhiều hơn, lớn hơn so với nhu cầu của thực khách. Nhà hàng ở các nước thường có ghi hẳn 3 mức giá trong thực đơn: phần lớn, trung bình, phần nhỏ ( cho 2 người). Trong khi chờ nhà hàng ở Việt Nam làm điều này (dễ chịu và sòng phẳng với khách biết bao!), bạn hãy nhớ nhắc nhà hàng dọn phần vừa đủ ăn!
3. Tính tiền ” nhầm ” theo hướng trội lên. Nhầm thì khó tránh, mà ít ai dám cầm hoá đơn săm soi, lẩm nhẩm trước mặt những người cùng bàn vì lịch sự.
4. Hoá đơn ghi rất khó đọc, rất khái quát và người trả tiền càng ngại khi đánh vần từng con số. Có nơi, nhà hàng còn hỏi mát mẻ: có cần hoá đơn không ạ? Thật khó trả lời?
5. Tiền thức uống rất cao ( tiền thức ăn thì tạm được). Giá thức uống thường là chỗ ” mần ăn ” của nhà hàng. Thường, nhà hàng mời các món họ được nhà phân phối khuyến mãi, ít khi mời những món tốn công. Nhưng đã tốn công, họ kê giá chóng mặt. Quán N.H ở Võ Thị Sáu Q1, nổi tiếng bún ốc thì giá 1 tô bún 10.000đ, nhưng 1 ly cam vắt đến 15000 ( lãi 1 ly cam đến hơn 200%).
Khi bàn tiệc uống nhiều chai cần chú ý, có nhiều chai vừa khui xong rốt một phần đã xếp trở lại vào két, khui chai khác và tính tiền hết!
Còn vài kiểu như: gọi thêm món gia vị, rau... thì thường phải chờ lâu ( lý do: quên, đông khách quá... ) nhưng khi dọn ăn theo món thì thường dọn phần thừa rất nhanh.
Muốn xét đoán một nhà hàng có vệ sinh, chu đáo không, bạn có thể trắc nghiệm: rau có lặt kỹ không, giá sống có lặt bỏ phần đuôi không, hạt cam, chanh, ớt có được lọc bỏ chưa....
Đi đặt những bữa tiệc đứng (buffet) hay tiệc nhiều món, nhà hàng thường chào mới những món ít tốn công, dễ tính giá cao, dễ để dành lại lứa khách sau... Bạn nên nhớ cách chọn món ăn cũng thể hiện văn hoá của người bỏ tiền chiêu đãi. Những thực đơn á, Âu, Tây, Tàu, lộn xộn thường làm thực khách khó xử dù nó đắt tiền, sang trọng. Ví dụ, súp măng cua đi với xôi gói lá sen, heo sữa quay bánh bao rồi lại bò bít tết.
Tóm lại, bạn bỏ tiền đi ăn hay đãi khách, cần lịch sự, tế nhị nhưng đừng quá lơ đễnh rụt rè, càng không nên tỏ ra rộng rãi, chịu chơi để rồi phải ” đi vay tiền trả nợ ăn nhà hàng!“
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Tiến Hưng
Dung lượng: 8,33KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)