Những bài hát trẻ em

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hoa | Ngày 06/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Những bài hát trẻ em thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

NHỮNG BÀI HÁT TRẺ EM CỦA
NAM HƯƠNG
Tác giả Nam Hương tên thật Bùi Huy Cường, sinh năm Đinh Dậu (1897) tại Hà Nội, theo học ở trường Bưởi, rồi dạy ở trường tiểu học Bạch Mai (Hà nội). Sau hiệp định Genève, ông ở lại miền Bắc. Nếu nay còn sống, ông đã 72 tuổi rồi. Theo Vũ Ngọc Phan thì hai tập thơ ngụ ngôn “Gương Thế Sự” (1920-1921) của Nam Hương có lẽ là những thơ ngụ ngôn ra đời sớm nhất ở nước ta, rất được hoan nghinh trong một thời và đáng được mọi người biết hơn nữa.(*) Riêng soạn giả nghĩ rằng ông Nam Hương quả đáng được mệnh danh là đệ nhất thi sĩ của các em thiếu nhi. Những bài thơ ngụ ngôn hoặc những bài hát viết cho trẻ em của ông thảy đều giản dị, dễ hiểu, trong sáng và hồn hậu vô cùng. Chưa có ai, ngoài ông, đã dành cả thi nghiệp của mình cho các thiếu nhi. Tiếc thay, vì chúng ta ít chú trong đến sác đọc cho các em nhi đồng, nên sách của ông chỉ ấn hành một thời, bán hết là thôi, không tái bản nữa. Chính Vũ Ngọc Phan đã phải ghi chú điểm nhận xét này từ năm 1942: "Tôi rất lấy làm tiếc rằng những tập thơ có tính cách giáo dục và trong sáng như thế hiện nay trẻ con lại không có để đọc, vì từ lâu không còn thấy có thơ ngụ ngôn của Nam Hương ở các hiệu sách Hà Thành.(**) Những bài sau đây của ông đều được trích dẫn ở tập Bài Hát Trẻ Con, Tứ Dân Văn Uyển, số 25, tháng 7, 1936. Chúng ta sẽ còn nhắc đến ông ở tập Ngụ Ngôn tới. Ghi chú: (*) Vũ Ngọc Phan, Nhà Văn Hiện Đại (Hà nội, 1951) III, 303. (**) lbd tr 367. 1.- KÉO GỖ
Dô ta! Cùng nhau kéo gỗ, dô ta! Kéo từ sườn núi kéo ra cánh đồng; Đóng bè thả xuống dòng sông, Thuận buồm xuôi gió bình bồng trôi đi. Hai bên cây cỏ xanh rì, Mải vui cảnh mới, nghĩ gì đường xa. Dô ta! Cùng nhau kéo gỗ, dô ta! Kéo lên trên bến làm nhà trú thân; Nào dui, nào cột, nào trần, Tường cao cửa rộng trăm phần bình yên. Vợ chồng con cái đoàn viên, Chẳng lo gió táp, chẳng phiền mưa sa. Dô ta! Cùng nhau kéo gỗ, dô ta! Kéo vào trong xưởng xẻ ra vắn dài. Thợ thuyền hì hục hôm mai, Đóng bàn đóng ghế cho ai học hành. Mai sau nổi tiếng tài danh, Chớ quên núi đỏ rừng xanh nước nhà. Dô ta!
2.- CHUỒN CHUỒN
Chuồn chuổn chuồn chuồn! Hết qua ngọn cỏ lại luồn cành cây; Hỏi đi đâu đấy hỡi mày? Bảo cho ta biết, ta đây đỡ buồn. Chuồn chuổn chuồn chuồn! Hết qua ngọn cỏ lại luồn cành cây; Tôi đi đi khắp đó đây, Bắt ruồi bắt muỗi cho khuây nỗi buồn. Chuồn chuổn chuồn chuồn! Hết qua ngọn cỏ lại luồn cành cây; Thôi mày dừng cánh nghỉ bay, Là là xuống với ta đây đỡ buồn. Chuồn chuổn chuồn chuồn! Hết qua ngọn cỏ lại luồn cành cây; Bằng nay dừng cánh nghỉ bay, Một khi bị bắt tôi đây cũng buồn. Chuồn chuổn chuồn chuồn.(*)
(*) Tiếng chuồn còn có nghĩa là chạy trốn. 3.- CON CÒ
Con cò bay bổng, bay la, Bay từ cửa tổ, bay ra cánh đồng, Suốt mình trắng nõn như bông; Gió xuân thỉnh thoảng bợp lông lên đầu. - Hỏi cò vội vã đi đâu? Xung quanh ruộng nước một màu bao la. - Cò tôi bay bổng, bay la, Bay từ cửa tổ, bay ra cánh đồng. Trời sinh, mẹ đẻ tay không, Cho nên đi khắp tây đông kiếm mồi. Trước là nuôi cái thân tôi, Sau nuôi đàn trẻ nên đời cò con. Một mai khôn lớn vuông tròn, Rủ nhau bay khắp nước non xa gần. Kiếm mồi tự lập lấy thân, Vẻ vang hãnh diện cho dân con cò. Mỗi ngày một lớn một to, Chớ đừng khốn nạn chỉ lo cậy người. Mà cho nông vạc chê cười... Ấy tôi lấy thế làm vui tuổi già. Nên tôi bay bổng bay la, Bay từ cửa tổ, bay ra cánh đồng.
4.- THỢ CẦY
Làm ăn tự sáng đến chiều, Giữa trời bêu nắng như thiêu ngoài đồng. Ruộng nương chẳng chịu bỏ không, Hết mùa thóc lúa lại giồng ngô khoai. Nghiệp nhà gánh vác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)