Nhan cach su hinh thanh va phat trien nha canh

Chia sẻ bởi Phạm Hoài Thương | Ngày 16/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: nhan cach su hinh thanh va phat trien nha canh thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Chủ đề 8
NHÂN CÁCH, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Nhân cách là một trong những vấn đề quan trọng trong Tâm lý học được các nhà tâm lý cũng như các tác giả ở các lĩnh vực khoa học khác quan tâm nghiên cứu. Từ khi sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời, con người chúng ta trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, chúng ta đều để lại những dấu ấn mang tính đặc trưng, khác biệt so với mọi người và được xã hội nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể. Tổ hợp những đặc trưng đó còn được gọi là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý (nhân cách).
Vậy, nhân cách là gì, nhân cách có những đặc điểm nào, nhân cách được cấu trúc như thế nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách?
Khái niệm
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân.
Nhân cách là tổ hợp, là hệ thống các thuộc tính tâm sinh lý chứ không phải là một vài thuộc tính. Hệ thống các đặc điểm tâm-sinh lý của một cá nhân được thể hiện qua hành vi của cá nhân khi hoạt động và giao tiếp với người khác. Những hành vi đó được xã hội nhận xét, đánh giá so với chuẩn mực giá trị của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.
Nhân cách của một người là “độc nhất vô nhị”. Không thể có trường hợp nhân cách của hai người hoàn toàn giống nhau ngay cả là hai anh/chị em sinh đôi. Tính chủ thể thể hiện ở chỗ con người có khả năng tiếp nhận và chọn lọc những gì phù hợp với mình. Cá nhân sống trong xã hội nào thì lĩnh hội nền văn hóa xã hội của xã hội ấy. Con người sinh sống trong những hoàn cảnh, môi trường gia đình và môi trường xã hội khác nhau nên có những bản sắc độc đáo, riêng biệt.
Hệ thống các đặc điểm tâm-sinh lý của cá nhân phù hợp với ở mức độ nào so với chuẩn mực xã hội sẽ quy định mức độ giá trị xã hội của cá nhân đó. Vì vậy, nhân cách là những gì tinh túy nhất mà cá nhân đó đã lĩnh hội, tích lũy được thông qua quá trình sống. Những thuộc tính tâm sinh lý của nhân cách thường biểu hiện qua 3 cấp độ: cá nhân, liên cá nhân và siêu cá nhân.
Với cấp độ cá nhân, nhân cách được xem xét trong một con người cụ thể, thể hiện bản sắc đặc trưng, cái riêng so với những người khác. Nhân cách ở cấp độ cá nhân chủ yếu phản ánh cái tôi của cá nhân đó.
Nhân cách cũng tồn tại ở cấp độ liên cá nhân khi chúng ta đóng vai trò là chủ thể tác động đến các khách thể thông qua hoạt động giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp, nhân cách của cá nhân ảnh hưởng đến những người khác, đồng thời cá nhân cũng điều chỉnh nhân cách của bản thân khi lĩnh hội được những cái mới từ người khác. Nhân cách của một người sẽ được xem xét, đánh giá trong mối liên hệ với các cá nhân khác.
Nhân cách tồn tại ở cấp độ siêu cá nhân khi những tư tưởng, quan điểm của cá nhân ấy ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều thế hệ mặc dầu cá nhân đó không còn tồn tại.
Những đặc điểm cơ bản của nhân cách
Tính thống nhất
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý, các thuộc tính này được sắp xếp có hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau khi thể hiện qua hành vi.
Tính ổn định
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý. Thuộc tính tâm sinh lý mang tính ổn định, bền vững, khó hình thành và khó mất đi. Trong thực tế, để hình thành một thuộc tính không phải là hình thành được ngay mà phải cần có một khoảng thời gian nhất định và ngược lại muốn loại bỏ thuộc tính đã xác lập cũng phải thế. Vì thế, nhân cách mang tính ổn định.
Tính tích cực
Nhân cách của cá nhân thể hiện tính tích cực khi: chủ động xác định mục đích, thực hiện các hoạt động và giao tiếp; khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh của xã hội; vươn tới những giá trị cao đẹp hơn trong quá trình sống và làm việc trong xã hội.
Tính giao tiếp
Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động và giao tiếp với các nhân cách khác. Giao tiếp giúp con người tham gia vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa, kinh nghiệm, tri thức, chuẩn mực đạo đức của xã hội đồng thời tác động đến các nhân cách khác.
Cấu trúc của nhân cách
Một số quan điểm về cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách ở phương Đông và Việt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hoài Thương
Dung lượng: 1.015,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)