Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật

Chia sẻ bởi Lê Thị Minh Giáp | Ngày 05/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Chủ đề: Thực vật – Tết và mùa xuân
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài: Nhận biết, phân biệt khối vuông – khối chữ nhật
Số lượng trẻ: 30 - 35 trẻ
Thời gian: 30 – 35 phút
Ngày dạy: 17 – 2 – 2014
Người dạy: Nguyễn Thị Thu Hiền
Đơn vị: Trường MNTT Kim Bài

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi khối vuông, khối chữ nhật.
- Trẻ nhận biết được đặc điểm các khối:
+ khối vuông có 6 mặt, các mặt là các hình vuông bằng nhau, khối vuông không lăn được.
+ Khối chữ nhật có 6 mặt, trong đó có 6 mặt là hình chữ nhật, hai mặt đối diện bằng nhau,khối chữ nhật đặc biệt có 4 mặt khối là hình chữ nhật, 2 mặt khối là hình vuông, khối chữ nhật không lăn được.
- Trẻ biết các đặc điểm giống nhau, khác nhau của khối vuông, khối chữ nhật.
- Trẻ hiểu cách chơi các trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ nêu được đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa: khối vuông với khối chữ nhật.
- Phân biệt được khối vuông và khối chữ nhật.
- Trẻ kể được tên các đồ vật có dạng khối vuông và khối chữ nhật ở trong cuộc sống xung quanh trẻ.
- Trẻ chơi trò chơi đúng luật.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động, hăng hái phát biểu.
- Trẻ tích cực khi được tham gia các hoạt động tập thể.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh trong ngày Tết.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- Một số hộp bánh kẹo có dang khối vuông, khối chữ nhật.
- Một số bài hát :
- 6 hình vuông gắn số từ 1 đến 6, 6 hình chữ nhật bằng nhau từng đôi một.
- Mô hình siêu thị
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 2 khối chữ nhật, 2 khối vuông, bảng .
- Các hình ảnh vỏ hộp bánh kẹo có dạng hình vuông và chữ nhật.
- Các hình chữ nhật và hình vuông để trẻ chơi trò chơi “ bé tạo khối”
- Hồ dán, khăn lau tay
3.Đội hình: trẻ ngồi chữ U

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.HOẠT ĐỘNG 1: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ hát “ Ngày Tết quê em”
- Trò chuyện về ngày Tết cổ truyền của dân tộc:
Các con ơi, trong dịp Tết vừa qua bố mẹ các con đã chuẩn bị những gì để đón Tết?
- Cô tóm tắt ý kiến của trẻ và nói:
Mỗi khi Tết đến xuân về là một năm cũ đã qua và một năm mới bắt đầu. Cô, các con và tất cả mọi người đều được thêm một tuổi. Cô thấy bạn nào cũng lớn hơn và vui tươi hơn. Và các con hãy hứa với cô là sang năm mới các con sẽ học giỏi hơn ngoan ngoãn hơn để cô, bố mẹ được vui lòng. Vậy các con có đồng ý với cô không?
- Cô thấy các bé rất ngoan cô sẽ thưởng cho các con một chuyến du xuân đến siêu thị mua những món quà để liên hoan mừng xuân. Các bạn trai sẽ đi theo cô Hiền mua những món quà ở siêu thị “Đắc lộc”, còn các bạn gái đi theo cô Thuận mua những món quà ở siêu thị “Phát tài”.
(Cô mở nhạc bài “ Vui hội ngày xuân”. Tự sáng tác)

- Cô hỏi trẻ đã mua được những món hàng gì?
=> Để biết được những hộp bánh này có dạng khối gì, đó là điều bí mật hôm nay cô sẽ dành tặng tất cả các con.Nào cô xin mời cả lớp lấy đồ dùng về và ngồi về tổ của mình.
( Cô mở nhạc bài “ Hoa lá mùa xuân”
2. HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật:
* Nhận biết khối vuông, khối chữ nhật:
- Nhận biết khối vuông:
+ Các con nhìn xem cô có hộp bánh gì?
( bánh chocopie )
+ Bạn nào phát hiện hộp bánh này có dạng khối gì?
À, đúng rồi hộp bánh của cô có dạng khối vuông, các con hãy chọn trong rổ của mình khối có dạng khối vuông giống hộp bánh của cô?
+ Chúng mình cùng sờ xung quanh xem khối vuông có đặc điểm gì?
+ Khối vuông có mấy mặt?( cô cho trẻ đếm lại số mặt của khối vuông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Minh Giáp
Dung lượng: 68,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)