Mục tiêu cho trẻ làm quen môi trường xung quanh theo các chủ đề

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Trang | Ngày 05/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Mục tiêu cho trẻ làm quen môi trường xung quanh theo các chủ đề thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Mục tiêu cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
1, Mục tiêu môn MTXQ:
a, kiến thức:
- Củng cố những kiến thức & những biểu tượng đã có của trẻ về các đối tượng của MTXQ.
- Cung cấp kiến thức, hình thành biểu tượng mới 1 cách hệ thống, chính xác, khách quan, khoa học về MTTN, MTXH.
- Mở rộng hiểu biết của trẻ về đặc điểm, quá trình biến đổi, sự phát triển của sự vật hiện tượng xung quanh.
b, Kĩ năng:
- KN chung: qua sát, chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng.
- KN tư duy: phân biệt, so sánh, phân tích, tổng hợp, phân loại, phân nhóm, xếp nhóm.
- KNăng ngôn ngữ: làm giàu vốn từ, khả năng diễn đạt.
- Kĩ năng nghiên cứu: thí nghiệm, sưu tầm tư liệu, xử lí thông tin.
- Kĩ năng xã hội: Thuyết trình, lắng nghe, hợp tác nhóm, tự phục vụ, vượt qua các tình huống khó khăn của lứa tuổi,...
- Kỹ năng tích hợp: toán, tạo hình, âm nhạc, văn học,....
c, Thái độ:
- Giáo dục đạo đức. - GD thể chất.
- GD dinh dưỡng và sức khoẻ. - GD thẩm mĩ.
- Thực hiện các chức năng khác của giáo dục.
2, Mục tiêu các chủ đề:
- Chương trình môn MTXQ được xây dựng theo 9 chủ đề chính của chương trình GDMN. Do vậy thiết kế mục tiêu cho trẻ làm quen với MTXQ cũng chính là việc thiết kế mục tiêu cho trẻ khám phá 9 chủ đề, theo các chủ đề nhánh. Do vậy ta có thể quan niệm mỗi 1 nhánh trong chủ đề tương ứng với 1 bài và được thực hiện ở trên lớp học từ 1-3 tiết. Mỗi 1 bài học tìm hiểu MTXQ có mục tiêu được thiết kế theo mô hình như sau:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi của sự vật hiện tượng.
- Trẻ biết được đặc điểm bên ngoài như: màu sắc, kích thước, hình dạng của sự vật hiện tượng. Trẻ biết cấu tạo của sự vật hiện tượng, vị trí và chức năng của các bộ phận ấy.
- Trẻ biết được vai trò, ích lợi, tác dụng, tác hại của svht đối với con người, đối với môi trường sống.
- Trẻ biết các mối quan hệ giữa svht với đời sống con người, với môi trường, cách chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ hoặc phòng tránh những tác hại của svht.
* Kĩ năng:
Sau bài học trẻ hình thành và phát triển được các kĩ năng sau:
- Kĩ năng chung: Quan sát, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng.
- Nhóm kĩ năng riêng( phụ thuộc vào từng bài cụ thể):
+ Kĩ năng tư duy: phân biệt, so sánh, phân loại, phân nhóm các sự vật hiện tượng dựa vào 1 dấu hiệu nào đó.
+ Nhóm kĩ năng ngôn ngữ: phát triển về từ, mở rộng vốn từ, hệ thống hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Phát triển khả năng diễn đạt ( về câu): nói đủ câu, diễn đạt câu có thêm thành phần phụ và diễn đạt câu có sắc thái biểu cảm.
+ Nhóm kĩ năng xã hội: Trẻ phát triển 1 số kĩ năng xã hội như: kĩ năng làm việc, hợp tác theo nhóm, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, bày tỏ ý tưởng, bảo vệ ý kiến, lắng nghe tích cực, tôn trọng sự khác biệt cá nhân,...
* Thái độ: - Phát triển ở trẻ các mặt GD khác nhau: GD đạo đức, GD dinh dưỡng và sức khoẻ, GD thẩm mĩ, GD thể chất, GD môi trường, GD giới tính,...
PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
I, pp quan sát:
1, k/n:
PPQS là cách thức tổ chức của GV hướng dẫn trẻ sử dụng các giác quan để tri giác sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan 1 cách có mục đích, có kế hoạch nhằm tìm kiếm và phát hiện những dấu hiệu đặc trưng, quy luật, xu thế vận động và phát triển của sự vật hiện tượng mà không can thiệp vào quá trình diễn biến, sự phát triển của đối tượng.
2, Yêu cầu của ppqs:
- Phương tiện trực quan phải phù hợp với mục tiêu và nội dung bài dạy.
- PTTQ phải phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của trẻ.
- PTTQ phải phản ánh đúng bản chất của đối tượng, phải mang tính thẩm mĩ, kích thước đủ lớn, đảm bảo sự qs của tất cả học sinh, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- PTTQ phải được sử dụng đúng thời điểm, địa điểm và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Trang
Dung lượng: 21,59KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)