MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI.

Chia sẻ bởi Thanh Huyền | Ngày 05/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI. thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:



PHÒNG GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG MẦM NON ÁNH DƯƠNG




SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI.





GIÁO VIÊN: HÀ THANH HUYỀN


Tháng 4 năm 2014
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
Lí do chọn đề tài:
Lênin đã viết “Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa của con người nhận thức để lĩnh hội kiến thức” trong cuộc sống con người, trong việc hình thành và phát triển xã hội loài người, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, phương tiện giữ gìn, bảo tồn truyền đạt và phát triển kinh nghiệm xã hội loài người, ngôn ngữ là công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội. Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là đứa trẻ một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động hàng ngày và trong việc hình thành nhân cách trẻ sau này.
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có mục đích tự thân. Có ngôn ngữ, tư duy của trẻ sẽ được phát triển. Đây là hai mặt của một quá trình biện chứng có tác động qua lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau (Galperin: Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em). Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển.
Ngôn ngữ của trẻ phát triển dần theo lứa tuổi, điều đó sẽ giúp trẻ tìm hiểu những hiện tượng sự vật gần gũi xung quanh trẻ, trẻ hiểu được những lời giải thích, gợi ý của người lớn và trẻ tự khẳng định mình trong môi trường đó. Việc phát triển ngôn ngữ làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh. Ngôn ngữ còn là phương tiện để trẻ trao đổi những ý nghĩ giao lưu trò chuyện trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Hoạt động phát triển ngôn ngữ không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ nghe, nói, tiền đọc và tiền viết, mà giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm… đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người. Vì vậy trẻ phát âm đúng, diễn đạt câu nói mạch lạc, được làm quen với chữ viết tiếng việt, được chuẩn bị sẳn sàng bước vào các lớp tiếp theo là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Tuy nhiên, để làm tốt điều này yếu tố giáo viên giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển một cách tích cực nhất của người giáo viên hướng dẫn trẻ như thế nào để ngôn ngữ trẻ phát triển tốt nhất. Chính vì thế mà việc tìm ra một số phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
Trẻ ít được tham gia các hoạt động tập thể, ít được giao tiếp với mọi người xung quanh nên ngôn ngữ của trẻ có phần hạn chế. Ngoài ra, trẻ mầm non thường phát âm không chính xác chẳng hạn như: ( Lá- ná; cá rô- cá nhô, không - hông, lên - nên, thương – thươn. Hoặc trẻ thường phát âm sai như “ch” và “tr”, “ l” và “n”, “x” và “s”, nhiều lúc trẻ dùng câu còn thiếu chủ ngữ, vị ngữ… dùng lời nói chưa mạch lạc.…nên trẻ chưa tự tin khi giao tiếp, lời nói của trẻ chưa mạch lạc, nói câu chưa đủ ý và một số trẻ khi bày tỏ ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ chưa thật sự tốt, khi tham gia vào các hoạt động chơi trẻ chưa mạnh dạn dùng ngôn ngữ nói của mình để nói lên ý tưởng của mình trong nhóm chơi, trong giờ học. Việc trẻ phát âm không đúng chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở, ngôn ngữ cho phù hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Huyền
Dung lượng: 236,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)