Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Chia sẻ bởi lê ngọc duy |
Ngày 05/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết tinh từ quá trình lao động và sinh hoạt của người Việt xưa, trong đó tích tụ cả trí tuệ và cả niềm vui sống của biết bao thế hệ. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè. Đồng thời nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở hơn, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em; tuổi thơ của các em sẽ có những kỉ niệm quý báu mà không bao giờ bị lãng quên trong suốt cuộc đời. Với những chức năng đặc biệt ấy, trò chơi dân gian rất cần thiết được giữ gìn, lưu truyền và các em chính là những người gìn giữ những di sản quý báu ấy của dân tộc. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ.
Trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, cuộc sống của trẻ không thể thiếu những trò chơi, chính nhờ các trò chơi mà cuộc sống của trẻ phong phú hơn, trẻ học được nhiều điều thông qua các cuộc chơi. Trong xã hội hiện nay, một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có rất nhiều các trò chơi hiện đại đến với trẻ thơ, chúng ta không thể phủ định rằng các trò chơi ấy không kích thích trí tuệ của trẻ phát triển, nhưng chính sự hiện đại ấy đã làm cho xã hội phức tạp của người lớn len lỏi trong tâm trí của các em, các em thiếu đi sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Vì vậy việc đưa các em trở về với sự hồn nhiên trong sáng của mình, đưa trẻ về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc.
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các trò chơi dân gian thực sự đến với trẻ thơ, làm thế nào để trẻ có thể chơi các trò chơi một cách hứng thú và hiệu quả nhất. Từ những băn khoăn trăn trở ấy tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và tìm ra các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất, để trò chơi dân gian thực sự đáp ứng các nhu cầu vui chơi của trẻ. Sau đây tôi xin đưa ra: “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non” để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và áp dụng trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mẫu giáo Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Từ năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các năm học tiếp theo Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa luôn đưa nội dung giáo dục văn hóa truyền thống qua các trò chơi dân gian, hát xoan, hát ghẹo… là một trong những nội dung trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là đối với các cô giáo Mầm non (Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc). Chính vì vậy việc tổ
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết tinh từ quá trình lao động và sinh hoạt của người Việt xưa, trong đó tích tụ cả trí tuệ và cả niềm vui sống của biết bao thế hệ. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè. Đồng thời nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở hơn, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em; tuổi thơ của các em sẽ có những kỉ niệm quý báu mà không bao giờ bị lãng quên trong suốt cuộc đời. Với những chức năng đặc biệt ấy, trò chơi dân gian rất cần thiết được giữ gìn, lưu truyền và các em chính là những người gìn giữ những di sản quý báu ấy của dân tộc. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ.
Trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, cuộc sống của trẻ không thể thiếu những trò chơi, chính nhờ các trò chơi mà cuộc sống của trẻ phong phú hơn, trẻ học được nhiều điều thông qua các cuộc chơi. Trong xã hội hiện nay, một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có rất nhiều các trò chơi hiện đại đến với trẻ thơ, chúng ta không thể phủ định rằng các trò chơi ấy không kích thích trí tuệ của trẻ phát triển, nhưng chính sự hiện đại ấy đã làm cho xã hội phức tạp của người lớn len lỏi trong tâm trí của các em, các em thiếu đi sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Vì vậy việc đưa các em trở về với sự hồn nhiên trong sáng của mình, đưa trẻ về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc.
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các trò chơi dân gian thực sự đến với trẻ thơ, làm thế nào để trẻ có thể chơi các trò chơi một cách hứng thú và hiệu quả nhất. Từ những băn khoăn trăn trở ấy tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và tìm ra các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất, để trò chơi dân gian thực sự đáp ứng các nhu cầu vui chơi của trẻ. Sau đây tôi xin đưa ra: “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non” để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và áp dụng trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mẫu giáo Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Từ năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các năm học tiếp theo Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa luôn đưa nội dung giáo dục văn hóa truyền thống qua các trò chơi dân gian, hát xoan, hát ghẹo… là một trong những nội dung trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là đối với các cô giáo Mầm non (Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc). Chính vì vậy việc tổ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: lê ngọc duy
Dung lượng: 7,12MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)