Mot so cau hoi on tap phan Atlat 12

Chia sẻ bởi Ngô Viết Dương | Ngày 06/05/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Mot so cau hoi on tap phan Atlat 12 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

Ví dụ 1: Sử dụng trang 17 Átlát và kiến thức đã học, hãy:
- Nhận xét về sự thay đổi sản lượng than, dầu, điện của nước ta.
- Nhận xét và giải thích sự phân bố củacác nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.
+ Về sản lượng than, dầu, điện: dựa vào 3 biểu đồ cột để nhận xét tăng liên tục, dẫn chứng,
+ Về sự phân bố của các cơ sở điện:
- Dựa vào các ký hiệu trong bảng chú giải, xác định có các loại nhà máy sản xuất điện sau: nhiệt điện, thuỷ điện (đã và đang xây dựng, công suất.).
- Từ sự phân bố của các ký hiệu trên bản đồ nhận xét được công nghiệp năng lượng phân bố không đều, phát triển mạnh ở Trung du miền núi Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Nơi phân bố các nhà máy điện gắn liền với sự phân bố của các nguồn tài nguyên nhiên liệu.
* Nhiệt điện:
+ Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng gắn với nguồn than Quảng Ninh: Phả Lại (trên 1.000 MW), Na Dương , Uông Bí, Ninh Bình (dưới 1.000 MW).
+ Ở miền Trung và miền Nam dựa vào nguồn dầu khí: Phú Mỹ (trên 1.000 MW), Bà Rịa, Thủ Đức, Trà Nóc (dưới 1.000 MW).
* Thuỷ điện:
+ Hệ thống sông ở Trung du miền núi Bắc bộ: thuỷ điện Hoà Bình (sông Đà - trên 1.000 MW), thuỷ điện Nậm Mu, thuỷ điện Thác Bà (sông Chảy - dưới 1.000 MW), đang xây dựng thuỷ điện Sơn La (sông Đà - trên 1.000 MW) thuỷ điện Na Hang (sông Gâm - dưới 1.000 MW).
+ Hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên: thuỷ điện Yaly (sông Xê Xan ), thuỷ điện Đa Nhim (sông Đồng Nai), thuỷ điện Đrây H/ linh (sông Xê Rê Pôk) đều có công suất dưới 1.000 MW, đang xây dựng thuỷ điện Xê Xan, Buôn Kôp .
+ Hệ thống sông ở Đông Nam Bộ: Trị An (sông Đồng Nai), Hàm Thuận - Đa Mi (sông La Ngà), Thác Mơ, Cần Đơn (sông Bé),
Ví dụ 2: Sử dụng trang 11 A�tlát và những kiến thức đã học, hãy: Nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta.
* Dân cư nước ta phân bố không đều.Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng và vùng ven biển. Mật độ dân số cao. Vùng núi, trung du dân cư thưa thớt.
* Cụ thể:
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số rất cao, vùng trung tâm 1.000 - 2.000 người/km2, vùng rìa cũng từ trên 500 người/km2, riêng khu vực nội thành Hà Nội trên 2.000 người/km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, một số đồng bằng Duyên hải miền Trung là những vùng có mật độ dân số cao, từ 501 - 1000 người/km2, nhiều nơi trên 1.000 .
- Miền núi, cao nguyên là những vùng có mật độ dân số thấp, từ 50 - 100 người/km2, một số vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên mật độ dưới 50 người/km2.
Ví dụ 3: Sử dụng trang 17 A�tlát Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, chứng minh rằng: Thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho vùng.
- Trữ năng thuỷ điện lớn thứ hai sau Trung du miền núi Bắc bộ.
- Thế mạnh về thuỷ điện đã và đang được phát huy:
+ Đã xây dựng nhà máy thủy điện Đa Nhim trên sông Đồng Nai, Đrây H`Linh trên sông Xê Rê Pôk, Yaly trên sông Xê Xan.
+ Đang xây dựng các bậc thang thuỷ điện trên sông Xê Xan, Xê Rê Pôk, Đồng Nai (DC).
- Phát triển thuỷ điện sẽ tạo động lực cho công nghiệp của vùng phát triển, lại có thể bảo đảm nguồn nước tưới vào mùa khô cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp, phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.
Ví dụ 4: Dựa vào trang 10 Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Nhận xét đặc điểm địa hình của khu vực núi Trường Sơn Nam?
- Phạm vi: từ phía nam dãy Bạch Mã đến khoảng vĩ tuyến 110B.
- Đặc điểm cấu trúc hướng: khá phức tạp, chủ yếu gồm các khối núi và cao nguyên phân tầng sắp xếp theo hướng vòng cung, mà phần lồi quay về hướng Đông. Trong đó có các dãy núi sắp xếp theo các hướng tây bắc - đông nam, bắc - nam và đông bắc - tây nam.
- Đặc điểm về địa hình:
+ Cao nhất ở phần phía bắc (vùng núi Kon Tum) và phía nam (cao nguyên Lâm Viên).
+ Tương đối thấp, bằng phẳng ở khu vực trung tâm, chủ yếu là các cao nguyên ba dan: Đắc Lắc, Mơ Nông, Plây Ku.
+ Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông và Tây: Vách dốc đứng ở sườn Đông, với các khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ, có địa hình mở rộng và nâng cao. Phía Tây là các cao nguyên thấp, thoai thoải, nối liền với các cao nguyên thấp của Campuchia, Lào.
Ví dụ 5: Căn cứ vào trang 15 A�tlát và kiến thức đã hoc�, hãy:
- Nhận xét về quy mô, cơ cấu, sự phân bố sản xuất ngành thuỷ sản nước ta trong những năm gần đây.
- Phân tích điều kiện phát triển sản xuất của ngành này.
1/ Nhận xét:
- Về quy mô: sản lượng thuỷ sản gồm đánh bắt, nuôi trồng đều tăng nhanh, nhất là giai đoạn 1995 - 2000 (tính toán để dẫn chứng).
- Về cơ cấu: bao gồm cả thuỷ sản nước ngọt và nước mặn, ngành đánh bắt chiếm tỉ trọng lớn xu hướng giảm, nuôi trồng tỉ trọng nhỏ xu hướng tăng.
- Về phân bố: các tỉnh đồng bằng, các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh phát triển ngành đánh bắt thuỷ sản, trong đó:
+ Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản nước mặn khá lớn (DC).
+ Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt thuỷ sản nước mặn lớn.
+ Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng đều rất lớn, gồm cả nước ngọt và mặn (DC).
+ Các khu vực còn lại nhất là miền núi, trung du ngành thuỷ sản phát triển không mạnh.
2/ Phân tích:
a/ Thuận lợi:
- Bờ biển dài 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế 1 triệu km2.
- Nguồn hải sản phong phú, trữ lượng 3,9 - 4,0 triệu tấn, khai thác 1,9 triệu tấn/ năm.
- Hải sản đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao: cá thu, cá ngừ, mực, tôm .
- Nhiều ngư trường, với 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh, Hoàng Sa - Trường Sa.
- Ven biển có nhiều đầm, phá, vũng, vịnh thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
- Trên đất liền có hơn 1 triệu ha mặt nước, trong đó đã sử dụng 850.000 ha để nuôi trồng thuỷ sản.
- Ngư dân có kinh nghiệm, truyề�n thống đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
- Các phương tiện tàu thuyề�n, ngư cụ ngày càng được hiện đại hóa.
- Công nghiệp chế biến, dịch vụ thuỷ sản ngày càng phát triển.
- Thị trường tiêu thụ mở rộng.
- Các chính sách khuyến ngư của Nhà nước.
b/ Hạn chế:
- Biển Đông lắm bão, sóng lừng, gió mùa Đông Bắc.
- Môi trường biển, tài nguyên biển bị suy thoái.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn lạc hậu.
- Sản phẩm chế biến có chất lượng chưa cao.
Ví dụ 6: Dựa vào trang 6 A�tlát và kiến thức đã học, hãy:
- Nhận xét về sự phân bố nguồn tài nguyên khoáng sản khu vực Trung du miền núi Bắc bộ.
- Giải thích vì sao nơi đây có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng?
a/ Nhận xét:
- Tập trung nhiều khoáng sản nhất nước ta.
- Khoáng sản đa dạng, gồm khoáng sản có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh (DC), trng đó có nhiều loại giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn (DC).
- Cụ thể:
+ Tây Bắc có đất hiếm (Lai Châu, Hoà Bình), vàng - đồng (Sơn La), .
+ Đông Bắc có than (Quảng Ninh, Thái Nguyên), thiếc (Cao Bằng), apatit (Lào Cai),..
- Khoáng sản phân bố ở nơi điều kiện khai thác không thật sự thuận lợi.
b/ Nơi đây tập trung nhiều các đứt gẫy, có liên quan đến nguồn gốc hình thành các mỏ nội sinh, riêng vùng than Đông Bắc có liên quan đến quá trình sụt võng.
Ví dụ 7: Dựa vào trang 14 A�tlát và những kiến thức đã học, hãy: Trình bày về ngành sản xuất hoa màu của nước ta trong những năm gần đây.
Dựa vào các biểu đồ:
Diện tích tăng liên tục (DC).
Sản lượng tăng liên tục (DC).
Năng suất tăng liên tục (DC: lấy sản lượng chia cho diện tích).
Dựa vào bảng thang màu thể hiện trên bản đồ:
Cơ cấu cây trồng đa dạng: ngô, khoai, sắn.
Phân bố sản xuất rộng, trong đó Tây Nguyên, vùng núi Trung du miền núi Bắc bộ chiếm tỉ lệ trên 40% diện tích cây lương thực, vùng đồi thấp ở Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ chiếm tỉ lệ từ 15% đến 40%, các vùng còn lại dưới 15% diện tích cây lương thực của vùng.
Trong đó, ngô trồng nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An, Gia Lai. Đắc Lắc, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, khoai trồng nhiều ở ..
Ví dụ 8: Dựa vào trang 21 A�tlát Địa lý Việt Nam, hãy:
a/ Cho biết Trung du miền núi Bắc Bộ có những trung tâm công nghiệp nào? Quy mô? Cơ cấu ngành của mỗi trung tâm?
b/ Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở đây?
c/ Nêu tên các cửa khẩu quan trọng và cho biết chúng thuộc tỉnh nào?
Ví dụ 8: Dựa vào A�tlát Địa lý Việt Nam, hãy:
a/ Cho biết Trung du miền núi Bắc Bộ có những trung tâm công nghiệp nào? Quy mô? Cơ cấu ngành của mỗi trung tâm?
b/ Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp ở đây?
c/ Nêu tên các cửa khẩu quan trọng và cho biết chúng thuộc tỉnh nào?
a/ Các trung tâm công nghiệp:
b/ Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp: Phân bố ở vùng trung du, nơi có địa hình thấp, vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu với bên ngoài (Đồng bằng sông Hồng, các vùng khác, nước ngoài), sẵn nguồn nguyên liệu, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ.

c/ Các cửa khẩu: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu), Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La).
Câu 9: Dựa vào trang 6 A�tlát và những kiến thức đã học, hãy:
- Kể tên những loại đá xuất hiện trong thang địa tầng cổ nhất trên lãnh thổ nước ta.
- Xác định trên bản đồ vị trí những loại đá có thang địa tầng đó.
- Vị trí này có mối liên hệ gì với vị trí của các mảng nền cổ đã học.
a/ Các loại đá có tuổi cổ nhất nước ta nằm trong địa tầng thuộc giới Ackêôdôi - thống O�cđôvít sớm, đó là các thành tạo biến chất tạo móng kết tinh vỏ lục địa bao gồm: đá biến chất tướng granulit (AR), đá biến chất tướng đá phiến hai mica (AR), đá biến chất tướng đá phiến lục (PR).
b/ Vị trí:
- Vùng dọc thung lũng trung lưu sông Hồng (dãy Con Voi, dãy Hoàng Liên Sơn).
- Vùng thượng lưu và trung lưu sông Mã.
- Vùng thung lũng sông Nậm Mô.
- Vùng núi Bạch Mã và phần phía tây Thừa Thiên - Huế.
- Vùng bắc Tây Nguyên.
c/ Các vùng này tương ứng với các mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn, Việt Bắc, Sông Mã, Pu Hoạt, Kon Tum.
Câu 10: Dựa vào trang 19 A�tlát và những kiến thức đã học, hãy:
- Trình bày những nét chính trong hoạt động nội thương.
- Trình bày những nét chính trong hoạt động ngoại thương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Viết Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)