MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Chia sẻ bởi Đặng Thị Minh |
Ngày 05/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GÒ VẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA Độc lập -Tự do - Hạnh Phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Trong cuộc sống của con người, trong sự phát triển xã hội loài người, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy,là phương tiện giữ gìn, bảo tồn, truyền đạt và phát triển kinh nghiệm xã hội loài người. Ngôn ngữ còn là công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội.
Theo triết học Mac - Lênin, Ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội. Tư duy và ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá trình lao động.
Theo Usinxkin: “ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằng ngôn ngữ.”
Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ, là chìa khóa để trẻ đón nhận sự phong phú rộng lớn của kho tàng kiến thức, là phương tiện để trẻ khám phá thế giới với các sự vật, hiện tượng xung quanh mình và tự khẳng định mình trong môi trường đó. Việc phát triển ngôn ngữ làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh. Đồng thời, nó còn là điều kiện để phát triển tư duy, giúp trẻ học tập, vui chơi, và phát triển hài hòa, toàn diện.
Để phát triển toàn diện cho trẻ, việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là hết sức quan trọng và phải bắt đầu từ rất sớm, ngay từ khi trẻ mới ra đời, và người lớn phải thực hiện sự giáo dục ấy bằng tiếng mẹ đẻ.Ngoài sự giáo dục của gia đình, trường mầm non cũng là môi trường giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ,đảm nhận việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
Dạy trẻ nói mạch lạc cũng là một trong những nội dung của công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là phát triển ở trẻ khả năng nghe hiểu ngôn ngữ của người khác, khả năng biết trình bày, thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ, ý muốn, nguyện vọng….của mình cho người khác biết một cách có trình tự, có logic, có nội dung, đúng và biểu cảm. Đối với trẻ mẫu giáo, nói mạch lạc là một nội dung tương đối khó, trẻ có thể giao tiếp với bạn, với người lớn nhưng giao tiếp của trẻ chưa có trình tự, chưa thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ, một cách logic, đúng và biểu cảm.Vì vậy, khi được đặt một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể, trẻ rất ngại trình bày, hoặc có trình bày, trẻ chỉ nói những từ đơn giản, ngắn gọn theo kiểu vuốt đuôi, nói không rõ ràng. Thậm chí, có trẻ chỉ đứng lên mà không hề dám nói một từ nào mặc dù sau đó trẻ chơi với bạn vẫn giao tiếp cho bạn hiểu được ý mình.Chính vì ngôn ngữ trẻ chưa mạch lạc, nên trẻ không tự tin, chưa chủ động trong giao tiếp với cô, với bạn dần dần, trẻ sẽ trở nên thụ động, nhút nhát.
Ngoài ra, tuy phát triển ngôn ngữ mạch lạc cũng là một nội dung được đề cập đến trong chương trình phát triển ngôn ngữ nhưng chủ yếu hiện nay chỉ là tích hợp, lồng ghép thêm trong các dạng hoạt động khác nên không có đủ thời gian để rèn luyện cho những trẻ yếu.Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc còn phần nào phó mặc cho sự phát triển tự nhiên của trẻ, trẻ nào đã diễn đạt mạch lạc rồi thì cứ được yêu cầu trả lời mãi, còn những trẻ thụ động thì chỉ biết ngồi nghe bạn nói thôi…Các tài liệu về phát triển ngôn ngữ nói chung và giáo dục trẻ nói mạch lạc nói riêng còn ít nên việc đưa ra các biện pháp giáo dục, cũng như cách tích hợp, lồng ghép việc dạy trẻ nói mạch lạc vào các hoạt động khác đều do giáo viên tự nghĩ ra và tích lũy kinh nghiệm nên có phần còn hạn chế, thiếu tính hệ thống và khoa học, hiệu quả thu được không cao và không có tác dụng đồng đều trên trẻ.
Vì nhiều lí do kể trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: một số biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Tôi thực hiện đề tài này với mong muốn đề ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5- 6 tuổi một cách có hệ thống từ dễ
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA Độc lập -Tự do - Hạnh Phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Trong cuộc sống của con người, trong sự phát triển xã hội loài người, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy,là phương tiện giữ gìn, bảo tồn, truyền đạt và phát triển kinh nghiệm xã hội loài người. Ngôn ngữ còn là công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội.
Theo triết học Mac - Lênin, Ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội. Tư duy và ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá trình lao động.
Theo Usinxkin: “ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằng ngôn ngữ.”
Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ, là chìa khóa để trẻ đón nhận sự phong phú rộng lớn của kho tàng kiến thức, là phương tiện để trẻ khám phá thế giới với các sự vật, hiện tượng xung quanh mình và tự khẳng định mình trong môi trường đó. Việc phát triển ngôn ngữ làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh. Đồng thời, nó còn là điều kiện để phát triển tư duy, giúp trẻ học tập, vui chơi, và phát triển hài hòa, toàn diện.
Để phát triển toàn diện cho trẻ, việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là hết sức quan trọng và phải bắt đầu từ rất sớm, ngay từ khi trẻ mới ra đời, và người lớn phải thực hiện sự giáo dục ấy bằng tiếng mẹ đẻ.Ngoài sự giáo dục của gia đình, trường mầm non cũng là môi trường giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ,đảm nhận việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
Dạy trẻ nói mạch lạc cũng là một trong những nội dung của công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là phát triển ở trẻ khả năng nghe hiểu ngôn ngữ của người khác, khả năng biết trình bày, thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ, ý muốn, nguyện vọng….của mình cho người khác biết một cách có trình tự, có logic, có nội dung, đúng và biểu cảm. Đối với trẻ mẫu giáo, nói mạch lạc là một nội dung tương đối khó, trẻ có thể giao tiếp với bạn, với người lớn nhưng giao tiếp của trẻ chưa có trình tự, chưa thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ, một cách logic, đúng và biểu cảm.Vì vậy, khi được đặt một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể, trẻ rất ngại trình bày, hoặc có trình bày, trẻ chỉ nói những từ đơn giản, ngắn gọn theo kiểu vuốt đuôi, nói không rõ ràng. Thậm chí, có trẻ chỉ đứng lên mà không hề dám nói một từ nào mặc dù sau đó trẻ chơi với bạn vẫn giao tiếp cho bạn hiểu được ý mình.Chính vì ngôn ngữ trẻ chưa mạch lạc, nên trẻ không tự tin, chưa chủ động trong giao tiếp với cô, với bạn dần dần, trẻ sẽ trở nên thụ động, nhút nhát.
Ngoài ra, tuy phát triển ngôn ngữ mạch lạc cũng là một nội dung được đề cập đến trong chương trình phát triển ngôn ngữ nhưng chủ yếu hiện nay chỉ là tích hợp, lồng ghép thêm trong các dạng hoạt động khác nên không có đủ thời gian để rèn luyện cho những trẻ yếu.Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc còn phần nào phó mặc cho sự phát triển tự nhiên của trẻ, trẻ nào đã diễn đạt mạch lạc rồi thì cứ được yêu cầu trả lời mãi, còn những trẻ thụ động thì chỉ biết ngồi nghe bạn nói thôi…Các tài liệu về phát triển ngôn ngữ nói chung và giáo dục trẻ nói mạch lạc nói riêng còn ít nên việc đưa ra các biện pháp giáo dục, cũng như cách tích hợp, lồng ghép việc dạy trẻ nói mạch lạc vào các hoạt động khác đều do giáo viên tự nghĩ ra và tích lũy kinh nghiệm nên có phần còn hạn chế, thiếu tính hệ thống và khoa học, hiệu quả thu được không cao và không có tác dụng đồng đều trên trẻ.
Vì nhiều lí do kể trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: một số biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Tôi thực hiện đề tài này với mong muốn đề ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5- 6 tuổi một cách có hệ thống từ dễ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Minh
Dung lượng: 264,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)