Một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
Chia sẻ bởi phan thị cẩm giang |
Ngày 05/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
“ Giao tiếp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm bắt được. Bất kỳ ai cũng phải học điều đó”
I.Cvapilic
Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhờ có giao tiếp mà tâm lý người được hình thành và phát triển. Đặc biệt, KNGT được coi là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho mỗi con người. Để đem lại sự thành công lớn cho cuộc sống và hoạt động học tập, mỗi người phải tự tìm hiểu, học hỏi và rèn luyện để hình thành KNGT.
Đối với trẻ mầm non cũng vậy, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu về KNGT dành cho trẻ mầm non. Qua các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng giao tiếp đã thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ. Việc hình thành các quan hệ có nội dung với người lớn cho phép trẻ khắc phục những bất lợi của hoàn cảnh, loại bỏ và sửa chữa được những lệch lạc do giáo dục không đúng và chiếm lĩnh những tầm cao mới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tâm lí từ tri giác, ngôn ngữ đến ý thức, nhân cách. Và những đặc điểm giao tiếp giữa người lớn và trẻ quyết định toàn bộ hứng thú của trẻ đối với xung quanh, quan hệ với người khác và với bản thân mình quyết định trẻ trở thành người như thế nào và nhân cách trẻ phát triển ra sao?
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non góp phần đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành các phẩm chất mới của con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Chủ động, thích ứng, sáng tạo, hợp tác. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời .
Như vậy trẻ mẫu giáo cần hình thành được một số phẩm chất cần
thiết như: Mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi. Những nội dung này đều nằm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Một kỹ năng rất cần thiết trong thế kỷ 21. Một trong những kỹ năng sống quan trọng đó là KNGT. Có thể nói đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào đời. Ở trường mầm non, việc hình thành KNGT cho trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục khác nhau trong đó có hoạt động khám phá MTXQ. Thông qua hoạt động khám phá MTXQ, đặc biệt là môi trường xã hội, trẻ được tìm tòi khám phá,trải nghiệm nhằm chiếm lĩnh những tri thức về vạn vật xung quanh mình, về những mối quan hệ xã hội. Từ đó hình thành và giáo dục trẻ biết cách ứng xử với con người, biết cách giao tiếp chuẩn mực, hình thành các mối quan hệ hòa thuận giữa các trẻ với nhau, sự tôn trọng đối với người lớn….Như vậy, thấy rằng việc rèn luyện KNGT thông qua hoạt động khám phá MTXQ có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Trên thực tế, việc rèn luyện về KNGT thông qua hoạt động khám phá MTXQ của trẻ mẫu giáo đã được tiến hành, tuy nhiên chưa thực sự có hiệu quả. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi
trường xung quanh.”
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng KNGT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đề tài xây dựng một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp của trẻ MG 5-6 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám
Lý do chọn đề tài.
“ Giao tiếp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm bắt được. Bất kỳ ai cũng phải học điều đó”
I.Cvapilic
Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhờ có giao tiếp mà tâm lý người được hình thành và phát triển. Đặc biệt, KNGT được coi là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho mỗi con người. Để đem lại sự thành công lớn cho cuộc sống và hoạt động học tập, mỗi người phải tự tìm hiểu, học hỏi và rèn luyện để hình thành KNGT.
Đối với trẻ mầm non cũng vậy, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu về KNGT dành cho trẻ mầm non. Qua các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng giao tiếp đã thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ. Việc hình thành các quan hệ có nội dung với người lớn cho phép trẻ khắc phục những bất lợi của hoàn cảnh, loại bỏ và sửa chữa được những lệch lạc do giáo dục không đúng và chiếm lĩnh những tầm cao mới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tâm lí từ tri giác, ngôn ngữ đến ý thức, nhân cách. Và những đặc điểm giao tiếp giữa người lớn và trẻ quyết định toàn bộ hứng thú của trẻ đối với xung quanh, quan hệ với người khác và với bản thân mình quyết định trẻ trở thành người như thế nào và nhân cách trẻ phát triển ra sao?
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non góp phần đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành các phẩm chất mới của con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Chủ động, thích ứng, sáng tạo, hợp tác. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời .
Như vậy trẻ mẫu giáo cần hình thành được một số phẩm chất cần
thiết như: Mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi. Những nội dung này đều nằm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Một kỹ năng rất cần thiết trong thế kỷ 21. Một trong những kỹ năng sống quan trọng đó là KNGT. Có thể nói đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào đời. Ở trường mầm non, việc hình thành KNGT cho trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục khác nhau trong đó có hoạt động khám phá MTXQ. Thông qua hoạt động khám phá MTXQ, đặc biệt là môi trường xã hội, trẻ được tìm tòi khám phá,trải nghiệm nhằm chiếm lĩnh những tri thức về vạn vật xung quanh mình, về những mối quan hệ xã hội. Từ đó hình thành và giáo dục trẻ biết cách ứng xử với con người, biết cách giao tiếp chuẩn mực, hình thành các mối quan hệ hòa thuận giữa các trẻ với nhau, sự tôn trọng đối với người lớn….Như vậy, thấy rằng việc rèn luyện KNGT thông qua hoạt động khám phá MTXQ có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Trên thực tế, việc rèn luyện về KNGT thông qua hoạt động khám phá MTXQ của trẻ mẫu giáo đã được tiến hành, tuy nhiên chưa thực sự có hiệu quả. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi
trường xung quanh.”
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng KNGT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đề tài xây dựng một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp của trẻ MG 5-6 tuổi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: phan thị cẩm giang
Dung lượng: 3,98MB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)