MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN PHẢN XẠ LINH HOẠT VÀ TRÍ NHỚ THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI ÂM NHẠC

Chia sẻ bởi Đặng Thị Minh | Ngày 05/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN PHẢN XẠ LINH HOẠT VÀ TRÍ NHỚ THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI ÂM NHẠC thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN GÒ VẤP
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN PHẢN XẠ LINH HOẠT VÀ
TRÍ NHỚ THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI ÂM NHẠC

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.
Âm nhạc được xem là một dạng ngôn ngữ quốc tế. Tất cả mọi người đều có thể thưởng thức và hiểu được âm nhạc, cho dù bạn là ai, bạn ở đâu và bạn làm nghề gì. Âm nhạc đem đến cho các em niềm vui vô tận và góp phần tích cực phát triển những cảm xúc thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu trong sáng, khuyến khích ở trẻ cảm nhận và sáng tạo cái đẹp. Ở trường mẫu giáo trẻ được được ca hát, nghe nhạc, được vận động theo nhạc. Âm nhạc giúp kích thích những phần liên quan đến phần đọc hiểu, toán học và phát triển tình cảm trong bộ não con người.
Âm nhạc tác động lên nhiều vùng não bộ, giúp trẻ thông minh hơn, khỏe hơn, sức đề kháng cũng tốt hơn, nó còn giúp nâng cao kỹ năng vận động, cải thiện kỹ năng giao tiếp, hình thành sự tự tin, rèn luyện tính kiên nhẫn và đồng thời giúp cho trẻ có một suy nghĩ tích cực. Trên tất cả, âm nhạc khuyến khích trẻ phát huy tính sáng tạo. Sự sáng tạo rất tốt cho tâm trí, cơ thể và cả cho tâm hồn trẻ. Đặc biệt là trò chơi âm nhạc luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất bởi tính chất vui vẻ, rộn ràng, hấp hẫn, làm thoả mãn nhu cầu được chơi của trẻ.
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mầm non hoạt động vui chơi chiếm một vị trí quan trọng và đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Không vui chơi thì trẻ không phát triển dược. Trò chơi âm nhạc cũng vậy, mỗi trò chơi âm nhạc đều có tác dụng giúp trẻ củng cố, tiếp thu và khắc sâu hơn những kiến thức âm nhạc đã học một cách nhẹ nhàng thoải mái thông qua việc ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học để giải quyết các nhiệm vụ trong trò chơi. Đồng thời giúp trẻ tự tin, có phản xạ nhanh nhạy cũng như có kỹ năng hoạt động tập thể góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Tổ chức trò chơi âm nhạc không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nữa, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm, lớp, tạo sự hứng thú, gần gũi với những người xung quanh, trẻ sẽ tạm quên đi cái rụt rè, nhút nhát, sự khô khan của những giờ học ban đầu, dần dần trẻ sẽ mạnh dạn và chín chắn, trưởng thành hơn trong giao tiếp. Điều này hiển nhiên sẽ thúc đẩy phát triển các quá trình ngôn ngữ, tư duy, nhận thức, thẩm mỹ, thể chất ở trẻ. Chính vì điều đó mà tôi đã suy nghĩ và sưu tầm, lựa chọn 1 số trò chơi âm nhạc và chỉnh sửa phù hợp để đưa vào dạy cho các cháu
II/ NỘI DUNG:
1. Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi:
- Phòng chức năng (âm nhạc) luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm, trang bị thêm nhiều dụng cụ âm nhạc cũng như các đồ dùng hoá trang âm nhạc mới mỗi năm cho trẻ, tạo điều kiện cho cô có thể sử dụng đa dạng các loại đồ dùng, nhạc cụ âm nhạc khác nhau cho trẻ học dưới hình thức học mà chơi nhằm tránh sự nhàm chán, đơn điệu ở trẻ.
- Lớp được trang bị máy vi tính có kết nối mạng tạo cơ hội cho giáo viên tìm kiếm trên mạng các bài hát trong lứa tuổi trẻ hay những bài nhạc không lời để dạy trẻ hay cho trẻ chơi.
- Trường tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Vào các dịp hè, giáo viên được đi học bồi dưỡng chuyên môn hay được Ban giám hiệu trực tiếp bồi dưỡng lại các kỹ năng dạy giáo dục âm nhạc cho trẻ, hay được Hiệu phó chuyên môn bồi dưỡng nếu có thay đổi theo hướng mới.
- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau khi cần.
- Dự các buổi chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện giáo viên được học tập, củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Minh
Dung lượng: 19,11MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)