Một số biện pháp lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.

Chia sẻ bởi Dương Thúy Huệ | Ngày 26/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Một số biện pháp lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi. thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Một số biện pháp lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.

Sơ lược lý lịch tác giả:
Sơ lược đặc điểm tình hình lớp:
- Lớp học khang trang, được nhà trường trang bị một số trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, tâm huyết với nghề, được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn chương trình giáo dục mầm non mới, dự các hoạt động thao giảng cụm, và tham gia sinh hoạt chuyên môn cũng như thực hiện các hoạt động thao giảng, chuyên đề tại đơn vị. Song song đó Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình hỗ trợ lớp học trong công tác gây quỹ lớp và các hoạt động khác nên chất lượng nuôi – dạy, phong trào thi đua, hội thi của lớp ngày càng phát triển và có chất lượng.
- Bên cạnh những thuận lợi cũng gặp một số khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Sân trường còn thiếu cây xanh che bóng mát nên ảnh hưởng đến chất lượng khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời và hoạt động vui chơi của trẻ. Một số cháu mới được đi học lần đầu tiên, nên chưa quen với các hoạt động của chương trình giáo dục mầm non. Số trẻ tại lớp còn đông so với điều lệ của trường Mầm non. Đầu năm trẻ chưa có kỹ năng tham gia vào hoạt động chơi, trẻ chưa biết cách sử dụng đồ dùng đồ chơi ở từng góc chơi, và tham gia chơi một cách thụ động. Một số phụ huynh có ý định cho con học trước chương trình lớp 1.
- Xuất phát từ những thực tế nêu trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi” thuộclĩnh vực chuyên môn, nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ tham gia vui chơi một cách tích cực, mạnh dạn, tự tin.
Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
- Năm học 2017-2018 toàn tỉnh đẩy mạnh việc thực hiện bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, với yêu cầu tăng cường sự tham gia của trẻ trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Bên cạnh đó mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của trẻ. Trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ phổ thông.
(Vì thế cần tạo cho trẻ một môi trường để trẻ hoạt động trải nghiệm, vui chơi, cũng như luôn đặt trẻ ở vị trí trung tâm khi tổ chức hoạt động cho trẻ, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Thế nhưng trẻ mầm non đặt biệt học nhiều nhất và nhẹ nhàng nhất ở hoạt động vui chơi. Nhận thức rõ về vấn đề này, cho nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi” nhằm giúp trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia vào các hoạt động một cách tự nguyện, không gò bó.
2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Đối với trẻ Mẫu giáo, vui chơi ngoài giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giải trí còn có vai trò quan trọng đối với việc học tập và phát triển. Chơi đáp ứng nhu cầu tự nhiên của trẻ như: vận động, tình cảm, giao tiếp, nhận thức, ngôn ngữ, khám phá, sáng tạo thế giới tự nhiên, xã hội, khoa học và nghệ thuật, tạo điều kiện cho trẻ trãi nghiệm, khám phá, bắt chước, giúp trẻ vượt lên trên mức độ mà mình đang có, thay đổi những gì trẻ biết và có thể làm được/học được, giúp trẻ làm được những điều mà trẻ không làm được trong cuộc sống thực. Việc học dựa vào chơi có ý nghĩa khi trẻ tự thỏa mãn bản thân và khi trẻ có thể lựa chọn chơi cái gì và chơi thế nào. Vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ học có hiệu quả thông qua chơi.
Và vì thế việc lấy trẻ làm trung tâm khi tổ chức hoạt động chơi cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là một việc làm hết sức cần thiết.
3. Nội dung sáng kiến:
(Tiến trình thực hiện:
- Theo nội dung trong tài liệu hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động chơi cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thúy Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)