MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TÍCH CỰC GIỜ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG LỚP
Chia sẻ bởi Đặng Thị Minh |
Ngày 05/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TÍCH CỰC GIỜ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG LỚP thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT GÒ VẤP
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TÍCH CỰC GIỜ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG LỚP
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Lý do chọn đề tài:
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Hoạt động vui chơi là phương tiện giúp trẻ hoàn thành nhân cách đồng thời là phương tiện phát triển nhân cách, hướng trẻ phát triển theo chuẩn mực xã hội quy định.
Vì vậy góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, và đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động vui chơi không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi và khả năng lựa chọn giải quyết hành động chơi được tăng lên rõ rệt. Giúp trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của mình được hoạt động thoải mái để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động. Kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn và kích thích tính sáng tạo của trẻ thong qua hoạt động vui chơi. Biết sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi, có sáng tạo khi tạo ra sản phẩm. Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết.
Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn “Một số biện pháp giúp trẻ tích cực giờ họat động vui chơi trong lớp”.
2/ Cơ sở lý luận:
Trong chương trình giáo dục mầm non: Hoạt động vui chơi, hoạt động học là hai hoạt động cơ bản trong trường, lớp mẫu giáo đều nhằm phát triển toàn diện trẻ trên các mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ.
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức và hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động chơi, nên việc học của trẻ ở lứa tuổi này được tổ chức dưới những hình thức như:
- Học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
- Học có chủ đích dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
Với hình thức học có chủ đích dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên: Trẻ học, tiếp thu nội dung kiến thức, kỹ năng, những hiểu biết dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nội dung cung cấp đến trẻ một cách có mục đích, có hệ thống và được tổ chức theo hướng tích hợp với trình tự đã được dự kiến trong kế hoạch giáo dục, nhằm:
+ Cung cấp đến trẻ những nội dung mang tính toàn diện và những kiến thức, kỷ năng mới.
+ Chuẩn bị cho trẻ những yếu tố cần thiết để tham gia vào hoạt động học tập giai đoạn sau này.
Song với hình thức học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện hoạt động sinh hoạt hằng ngày được thể hiện thông qua việc trẻ tham gia vào chơi; hoạt động ở các khu vực hoạt động; tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Những điều trẻ tiếp thu ở hình thức này còn rời rạc, chưa hệ thống và có chỗ chưa chính xác.
Vậy giáo viên là người tạo cơ hội, tổ chức môi trường, tạo điều kiện phù hợp và thuận lợi, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động mà ở đây ta đang nói đến “Hoạt động vui chơi” nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó chính là những yếu tố cần thiết của con người trong thời đại phát triển, đặc biệt là tính tích cực của trẻ.
II. THỰC TRẠNG:
Tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, theo chương trình đổi mới hiện hành tôi đã nhận thấy có những tồn tại và hạn chế cần khắc phục khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ :
- Một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà còn chờ đợi bạn chỉ định, trẻ còn nhút nhát khi tự chọn góc chơi cho chính trẻ.
- Khi vào góc chơi trẻ chơi với nội dung chơi còn đơn điệu chưa phong phú và đa dạng
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TÍCH CỰC GIỜ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG LỚP
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Lý do chọn đề tài:
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Hoạt động vui chơi là phương tiện giúp trẻ hoàn thành nhân cách đồng thời là phương tiện phát triển nhân cách, hướng trẻ phát triển theo chuẩn mực xã hội quy định.
Vì vậy góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, và đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động vui chơi không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi và khả năng lựa chọn giải quyết hành động chơi được tăng lên rõ rệt. Giúp trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của mình được hoạt động thoải mái để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động. Kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn và kích thích tính sáng tạo của trẻ thong qua hoạt động vui chơi. Biết sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi, có sáng tạo khi tạo ra sản phẩm. Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết.
Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn “Một số biện pháp giúp trẻ tích cực giờ họat động vui chơi trong lớp”.
2/ Cơ sở lý luận:
Trong chương trình giáo dục mầm non: Hoạt động vui chơi, hoạt động học là hai hoạt động cơ bản trong trường, lớp mẫu giáo đều nhằm phát triển toàn diện trẻ trên các mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ.
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức và hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động chơi, nên việc học của trẻ ở lứa tuổi này được tổ chức dưới những hình thức như:
- Học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
- Học có chủ đích dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
Với hình thức học có chủ đích dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên: Trẻ học, tiếp thu nội dung kiến thức, kỹ năng, những hiểu biết dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nội dung cung cấp đến trẻ một cách có mục đích, có hệ thống và được tổ chức theo hướng tích hợp với trình tự đã được dự kiến trong kế hoạch giáo dục, nhằm:
+ Cung cấp đến trẻ những nội dung mang tính toàn diện và những kiến thức, kỷ năng mới.
+ Chuẩn bị cho trẻ những yếu tố cần thiết để tham gia vào hoạt động học tập giai đoạn sau này.
Song với hình thức học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện hoạt động sinh hoạt hằng ngày được thể hiện thông qua việc trẻ tham gia vào chơi; hoạt động ở các khu vực hoạt động; tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Những điều trẻ tiếp thu ở hình thức này còn rời rạc, chưa hệ thống và có chỗ chưa chính xác.
Vậy giáo viên là người tạo cơ hội, tổ chức môi trường, tạo điều kiện phù hợp và thuận lợi, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động mà ở đây ta đang nói đến “Hoạt động vui chơi” nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó chính là những yếu tố cần thiết của con người trong thời đại phát triển, đặc biệt là tính tích cực của trẻ.
II. THỰC TRẠNG:
Tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi, theo chương trình đổi mới hiện hành tôi đã nhận thấy có những tồn tại và hạn chế cần khắc phục khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ :
- Một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà còn chờ đợi bạn chỉ định, trẻ còn nhút nhát khi tự chọn góc chơi cho chính trẻ.
- Khi vào góc chơi trẻ chơi với nội dung chơi còn đơn điệu chưa phong phú và đa dạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Minh
Dung lượng: 3,45MB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)