Một số biện pháp gdục hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi
Chia sẻ bởi Digital Library |
Ngày 05/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Một số biện pháp gdục hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, đất nước. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới mai sau. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trong giáo dục thì giáo dục những hành vi văn minh cho trẻ là không thể thiếu được. Những hành vi của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ đến môi trường xung quanh ( Thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình). Đối với trẻ thơ, việc hình thành những hành vi ban đầu có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chẳng thế mà tục ngữ Việt Nam có câu:
“Uốn cây từ thủa còn non
Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”.
Thói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Làm thế nào để giáo dục cho trẻ những hành vi văn minh đạt kết quả cao? Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mầm non những lời giảng giải, giải thích đơn thuần không đem lại hiệu quả cao trong giáo dục do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này dễ nhớ nhanh quên. Mặt khác những lời rao giảng thường gây cho trẻ áp lực tâm lý, trẻ căng thẳng trong quá trình tiếp nhận vì thế quá trình chuyển đổi từ kiến thức thành nhận thức, từ nhận thức tới hành động, từ hành động thành thói quen không được thực hiện trọn vẹn.
Là một giáo viên nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo lớn, tôi nhận thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ. Tôi đã trăn trở suy nghĩ, tìm tòi làm thế nào để trẻ hiểu “Hành vi văn minh là gì?”, “Vì sao phải giáo dục hành vi văn minh cho trẻ?”, “Làm thế nào để dục hành vi văn minh cho trẻ?. Bởi ở lứa tuổi này ta không thể đem những lý thuyết khô khan để rao giảng cho trẻ hiểu. Tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy “trực quan hình tượng”.Trẻ học mà chơi – chơi mà học, trẻ chỉ tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm khi được truyền đạt một cách dễ hiểu, gần gũi với trẻ.
Nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ được làm quen với những ngôn từ chuẩn mực, những ngôn ngữ, hành vi không thể thiếu được trong giao tiếp, trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương của mẹ, bà… và đó là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Qua những câu truyện kể - bài thơ là tấm gương mẫu mực về nhận thức, hành vi cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt – xấu, biết yêu cái đẹp , cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc xấu và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn thơ – truyện để giáo dục hành vi văn minh cho trẻ. Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy các bài thơ, câu chuyện có sự tác động rất lớn đến nhận thức của trẻ. Các hình tượng nhân vật có sức hấp dẫn đã lôi cuốn trẻ, khiến trẻ yêu thích, từ đó trẻ thích học theo, bắt chước các việc làm, hành động của nhân vật.Từ việc thích bắt chước dần dần tạo cho trẻ thói quen ,thói quen đi vào nhận thức và trở thành sự tự ý thức. Qua quá trình áp dụng vào thực tiễn, tôi đã nghiên cứu và đưa ra được một số biện pháp, đó là nguyên nhân tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học ở Trường mầm non B thị trấn Văn Điển”.
* Mục đích nghiên cứu :
Đánh giá thực trạng giáo dục hành vi văn minh cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn A1 – Trường Mầm non B Thị Trấn Văn
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, đất nước. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới mai sau. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trong giáo dục thì giáo dục những hành vi văn minh cho trẻ là không thể thiếu được. Những hành vi của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ đến môi trường xung quanh ( Thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình). Đối với trẻ thơ, việc hình thành những hành vi ban đầu có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chẳng thế mà tục ngữ Việt Nam có câu:
“Uốn cây từ thủa còn non
Dạy con từ thủa con còn thơ ngây”.
Thói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Làm thế nào để giáo dục cho trẻ những hành vi văn minh đạt kết quả cao? Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mầm non những lời giảng giải, giải thích đơn thuần không đem lại hiệu quả cao trong giáo dục do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này dễ nhớ nhanh quên. Mặt khác những lời rao giảng thường gây cho trẻ áp lực tâm lý, trẻ căng thẳng trong quá trình tiếp nhận vì thế quá trình chuyển đổi từ kiến thức thành nhận thức, từ nhận thức tới hành động, từ hành động thành thói quen không được thực hiện trọn vẹn.
Là một giáo viên nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo lớn, tôi nhận thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ. Tôi đã trăn trở suy nghĩ, tìm tòi làm thế nào để trẻ hiểu “Hành vi văn minh là gì?”, “Vì sao phải giáo dục hành vi văn minh cho trẻ?”, “Làm thế nào để dục hành vi văn minh cho trẻ?. Bởi ở lứa tuổi này ta không thể đem những lý thuyết khô khan để rao giảng cho trẻ hiểu. Tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy “trực quan hình tượng”.Trẻ học mà chơi – chơi mà học, trẻ chỉ tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm khi được truyền đạt một cách dễ hiểu, gần gũi với trẻ.
Nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ được làm quen với những ngôn từ chuẩn mực, những ngôn ngữ, hành vi không thể thiếu được trong giao tiếp, trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương của mẹ, bà… và đó là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Qua những câu truyện kể - bài thơ là tấm gương mẫu mực về nhận thức, hành vi cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt – xấu, biết yêu cái đẹp , cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc xấu và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn thơ – truyện để giáo dục hành vi văn minh cho trẻ. Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy các bài thơ, câu chuyện có sự tác động rất lớn đến nhận thức của trẻ. Các hình tượng nhân vật có sức hấp dẫn đã lôi cuốn trẻ, khiến trẻ yêu thích, từ đó trẻ thích học theo, bắt chước các việc làm, hành động của nhân vật.Từ việc thích bắt chước dần dần tạo cho trẻ thói quen ,thói quen đi vào nhận thức và trở thành sự tự ý thức. Qua quá trình áp dụng vào thực tiễn, tôi đã nghiên cứu và đưa ra được một số biện pháp, đó là nguyên nhân tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học ở Trường mầm non B thị trấn Văn Điển”.
* Mục đích nghiên cứu :
Đánh giá thực trạng giáo dục hành vi văn minh cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn A1 – Trường Mầm non B Thị Trấn Văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Digital Library
Dung lượng: 2,92MB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)