Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng trong giờ kể chuyện

Chia sẻ bởi Digital Library | Ngày 05/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng trong giờ kể chuyện thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU

Văn học giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non.
Sự tiếp xúc đầu tiên của trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng với tác phẩm văn học được chọn lọc, nhất là những câu chuyện kể sẽ kích thích ở sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ. Văn học góp phần hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ.
Trên thực tế đặc điểm tâm sinh lí nhận thức của trẻ ở độ tuổi này còn rất nhiều hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện . Trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ,câu chưa được rõ ràng, mạch lạc. Trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý nghe cô kể chuyện.
Là một giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy trẻ ở lứa tuổi từ 24-36 tháng, tôi luôn đặt ra mục tiêu cho mình là cần phải làm thế nào để giúp trẻ dễ dàng tiếp xúc và yêu thích văn học; làm thế nào để truyền tải tác phẩm văn học tới trẻ một cách có hiệu quả... Việc thường xuyên tiếp xúc với tác phẩm văn học chọn lọc sẽ kích thích sự nhạy cảm thẩm mỹ, đồng thời phát triển thái độ sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật cũng như hội họa ở trẻ, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, hình thành những phẩm chất nhân cách đầu tiên cho trẻ. Việc kể chuyện cho trẻ nghe còn giúp trẻ tích luỹ và mở rộng vốn từ ngữ phong phú đa dạng, giúp trẻ nói sõi, nói chuẩn tiếng Việt, khả năng nói sõi, diễn đạt ngôn ngữ được mạch lạc rõ ràng hơn.
Chính vì vậy, việc tổ chức gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng kể chuyện cho trẻ nghe. Chính vì lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe ở trường mầm non B Tứ Hiệp”.
- Mục đích nghiên cứu của SKKN:
+ Đánh giá thực trạng sự phát triển của trẻ giúp trẻ hứng thú trong giờ kể chuyệngóp phần nâng cao chất lượng chuyên đề cho trẻ làm quen văn học.
+ Tìm ra các biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú trong giờ kể chuyện
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe.
- Đối tượng khảo sát và thực nghiệm:
+ Lớp nhà trẻ D2 trường mầm non B xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội, năm học 2013-2014.

- Kế hoạch nghiên cứu:
+ Nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : tháng 9/2013
+ Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm : tháng 10, 11 /2013.
+ Nộp đề cương sáng kiến kinh nghiệm về văn phòng BGH để sửa : tháng 12 / 2013.
+ Viết các biện pháp sáng kiến kinh nghiệm : tháng 1,2,3 /2014.
+ Sửa sáng kiến kinh nghiệm : tháng 4/2014.
+ Hoàn thiện và nộp về văn phòng BGH chấm sáng kiến kinh nghiệm : tháng 5/ 2014.







































NỘI DUNG SÁNG KIẾN

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức trong sáng; có trí thức, có khoa học, có tình yêu nhân loại, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Tất cả những phẩm chất ấy cần được bắt đầu hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
Vì vậy, việc cho trẻ sớm làm quen với văn học là một trong những nội dung cần thiết và bổ ích trong chương trình giáo dục mầm non, trong đó yếu tố gây nên sự thích thú cho trẻ mỗi khi nghe cô giáo kể chuyện là rất quan trọng, vì khi tiếp xúc qua những nhân vật, sự vật trong câu chuyện kể, hiện tượng gần gũi sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh; giúp phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò, luôn thích khám phá từ đó cũng được nảy sinh hơn trong trẻ.
Để nâng cao chất lượng giúp trẻ cảm thụ và học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Digital Library
Dung lượng: 30,65MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)