Một số Bài tập HH 8

Chia sẻ bởi Lê Xuân Dương | Ngày 13/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Một số Bài tập HH 8 thuộc Hình học 8

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC 8 (2011 - 2012)

Bài 1: Tứ giác ABCD có . Tính các góc C và D.
Bài 2: Cho hình thang ABCD (AB//CD), có . Tính số đo các góc A và D.
Bài 3: Cho hình thang cân ABCD (AB//CD, AB < CD). Kẻ đường cao AH, BK của hình thang. Chứng minh rằng DH = CK.
Bài 4: Cho hình thang ABCD (AB //CD). Gọi E và F theo thứ tự là trung điểm của AD và BC. Gọi K là giao điểm của AC và EF.
a) Chứng minh rằng AK = KC.
b) Biết AB = 4 cm, CD = 10cm. Tính các độ dài EK, KF.
Bài 5: Một hình vuông có cạnh bằng 1dm. Tính độ dài đường chéo của hình vuông đó.
Bài 6: Cho tam giác ABC. Gọi D, M, E theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA.
a) Chứng minh rằng tứ giác ADME là hình bình hành.
b) Nếu tam giác ABC cân tại A thì tứ giác ADME là hình gì: Vì sao?
c) Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác ADME là hình gì: Vì sao?
d) Nếu tam giác ABC vuông cân tại A thì tứ giác ADME là hình gì: Vì sao?
e) Khi tam giác ABC vuông tại A , cho biết AB = 6, AC = 8, Tính AM.
Bài 7: Cho góc vuông xOy, điểm A nằm trong góc đó. Gọi B là điểm dối xứng với A qua Ox, gọi C là điểm đối xứng với A qua Oy. Chứng minh rằng điểm B đối xứng với điểm C qua điểm O.
Bài 8: Cho tam giác ABC, trên cạnh BC lấy hai điểm M và N sao cho BM = MN = NC và S∆AMC = 12m2. Tính diện tích tam giác ABC.
Bài 9: Tam giác ABC cân tại A có BC = 6 cm; đường cao Ah = 4 cm.
a) Tính diện tích của tam giác ABC.
b) Tính đường cao tương ứng với cạnh bên.
Bài 10: Mỗi đường chéo của tứ giác ABCD chia tứ giác thành hai phần có diện tích bằng nhau. Chứng minh rằng tứ giác ABCD là hình bình hành.
Bài 11: Cho tứ giác ABCD. Vẽ hình bình hành BDCE. Chúng minh rằng 

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Dương
Dung lượng: 26,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)