Môn toán: Đo độ cao của 3 đối tượng

Chia sẻ bởi Võ Duy Tân | Ngày 05/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Môn toán: Đo độ cao của 3 đối tượng thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:


CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI CÂY
ĐỐI TƯỢNG: MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
ĐỀ TÀI: ĐO ĐỘ CAO CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG


I. Mục đích yêu cầu:

- Thông qua kỹ năng đo độ cao, trẻ có kỹ năng so sánh cao thâp của 3 đối tượng.
- Trẻ xếp theo quy luật từ thấp đến cao và ngược lại.
- Giáo dục: Trẻ tập trung trong giờ học, không tranh giành đồ dùng, đồ chơi của bạn.

II. Chuẩn bị:

- 3 cây thông được cắt bằng giấy rô ki.
- 3 cây xanh.
- Mỗi cháu 3 cây nấm, 1 que đo.
- Trò chơi, vòng thể dục.

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt động của cháu

* Hoạt động 1: Ổn định, thu hút trẻ:
Cô kể 1 câu chuyện nói về: “Cây Thông nhỏ”.
* Hoạt động 2: Quan sát thực hành
Cô hỏi:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện nói về cây gì? (Cây thông).
Cô gắn 3 cây thông và hỏi trẻ:
- Cô có mấy cây thông tất cả?
- Các con có nhận xét gì về 3 cây thông này?
- Chúng có bằng nhau không các con?
- Vậy, để biết cây nào cao, cây nào thấp các con xem cô đo độ cao của 3 cây thông này nhé.
- Muốn đo độ cao của cây, cô phải dùng 1 cây que để đo.
* Cô thực hiện đo:
- Đầu tiên cô đặt 3 cây thông trên cùng một mặt phẳng, sau đó cô sẽ dùng que đo đặt sát vào thân cây, điểm đầu của que đo ngang bằng với gốc cây, cô dùng viên phấn đánh dấu vào nơi điểm cuối của que đo. Sau đó cô nhấc thước đo lên và thực hiện đo tương tự với 2 cây còn lại. Sau mỗi lần đo cô nêu kết quả bằng cách gắn chữ số đặt vào bên dưới gốc cây.
- Vậy, cây thấp nhất là cây có bao nhiều lần que đo?
- Cây cao hơn là cây có bao nhiêu lần que đo?
- Cây cao nhất là cây có bao nhiều lần que đo? (3 lần)
- Trên bảng các cây thông được sắp xếp như thế nào? (Từ thấp đến cao).
- Những cây thông này cô sẽ mang tặng cho bạn nhỏ đem về trang trí cho đêm giáng sinh (cô cất dần số cây thông trên bảng).
- Ngoài ra cô còn 1 cách đo khác nữa đấy các con.
- Cô có cây gì đây? (Cây dừa).
3 cây dừa được đánh số thứ tự tương ứng từ 1 đến 3.
- Bây giờ cô sẽ đo cây dừa thứ nhất với cây dừa thứ hai, kết quả đo là cây thứ hai thừa ra một đoạn so với cây thứ nhất. Cây thứ hai có đoạn thừa ra sẽ là cây cao hơn.

- Cô tiếp tục đo cây thứ hai với cây còn lại, cây còn lại thừa ra một đoạn với cây thứ hai. Vậy cây còn lại cao hơn cây thứ hai. Vậy trong 3 cây thừa, cây còn lại là cây cao nhất.
- 3 cây dừa này được xếp như thế nào?.
Cô hỏi:
- Cây thấp nhất là cây mang chữ số mấy?
- Cây cao hơn là cây mang chữ số mấy?
- Cây cao nhất là cây mang chữ số mấy?
Và cô xếp ngược lại từ cao đến thấp. Sau đó cô hỏi trẻ tương tự như trên).
- Vậy, 3 đối tượng có kích thước khác nhau về chiều cao được đo bởi một que đo thì kết quả sẽ như thế nào?
Liên hệ thực tế 3 trẻ cao, thấp ở lớp (mời 3 trẻ).
Trẻ nhận xét về chiều cao của 3 bạn.
* Kiểm tra trẻ
Cho trẻ hát bài: “Em yêu cây xanh” (trẻ vừa hát vừa đi đến chỗ lấy rổ về chỗ ngồi).
- Trong rổ có gì?
Cô cho trẻ thực hiện đo độ cao của 3 cây nấm và xếp theo thứ tự từ thấp đến cao và ngược lại.
Cô kiểm tra kết qủa đo của trẻ.
* Hoạt động 3: Trò chơi
Trò chơi 1: “Bật vòng, dán cây từ thấp đến cao”
Cách chơi:
Chia trẻ thành 2 đội, xếp thành 2 hàng. Hai đội phải bật qua 3 chiếc vòng và lên thực hiện dán cây từ thấp đến cao. Bạn đầu hàng lên chọn cây thấp nhất dán rồi chạy về đập tay vào bạn thứ hai và đi về cuối hàng đứng. Bạn thứ hai lên chọn cây cao hơn dán rồi chạy về đập tay bạn thứ ba. Bạn thứ ba lên và chọn cây cao nhất dán. Sau đó cô cho trẻ dán ngược lại từ cao đến thấp và mời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Duy Tân
Dung lượng: 49,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)