Mở rộng về Mặt trăng

Chia sẻ bởi Đặng Bảo Ngọc | Ngày 05/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Mở rộng về Mặt trăng thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

MỞ RỘNG VỀ MẶT TRĂNG
Bất cứ một vật thể, hay một vệ tinh nào di chuyển theo quỹ đạo quanh một hành tinh đều được gọi là mặt trăng. Mặt trăng của chúng ta quay quanh Trái đất mất gần một tháng và là người hàng xóm gần nhất của Trái đất trong vũ trụ. Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt trăng rất rõ qua kính thiên văn và các nhà du hành vũ trụ đã đặt chân lên nó. Đó là một thiên thể nhỏ - khoảng ¼ đường kính Trái đất, không có bầu khí quyển, không thời tiết và không có sự sống.
Mặt trăng hình thành như thế nào?
Hầu hết các nhà thiên văn đều cho rằng, Mặt trăng được hình thành sau khi một thiên thể lớn va vào Trái đất cách đây hàng nghìn triệu năm (1).
Vật chất từ Trái đất và thiên thể kia bị văng vào không gian. Cuối cùng, những vật chất này hội tụ lại với nhau và tạo nên Mặt trăng (2). Điều này giải thích tại sao đá ở Mặt trăng lại khác với đá ở Trái đất.
Cái gì tạo ra các hố trên Mặt trăng?
Bề mặt của Mặt trăng được bao phủ bởi hàng nghìn cái hố do các thiên thạch từ không gian bên ngoài rơi xuống tạo nên. Hầu hết các hố lớn đều có các bức tường bậc thang và các đỉnh núi ở giữa. Các hố lớn nhất rộng hơn 200 kilômét. Một số hố mới hình thành tỏa ra những tia sáng chói, trong khi đó người ta chỉ có thể nhìn thấy đỉnh của một số hố “ma”.
Biển của Mặt trăng ở đâu?
Các nhà thiên văn cổ cho rằng những vùng tối mà chúng ta nhìn thấy trên Mặt trăng có thể là biển. Họ gọi chúng là “maria” - từ La-tinh có nghĩa là biển. Giờ đây chúng ta biết rằng, chúng là những đồng bằng rộng lớn đầy bụi, nhưng chúng ta vẫn gọi chúng là biển. Hầu hết biển nằm ở phía Mặt trăng luôn hướng về chúng ta - phía gần. Phía bên kia - phía xa - chỉ có một hoặc hai biển nhỏ mà thôi.
Tại sao Mặt trăng thay đổi hình dạng?
Mặt trăng dường như thay đổi hình dạng bởi vì chúng ta chỉ có thể nhìn thấy các phần của Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng. Vào thời điểm trăng non, phía không được chiếu sáng quay về hướng Trái đất và không thể nhìn thấy được. Dần dần, khi Mặt trăng quay quanh Trái đất, chúng ta thấy càng ngày càng nhiều phía được chiếu sáng cho đến khi trăng tròn. Sau đó, chúng ta dần dần nhìn thấy ít đi cho đến khi nó biến mất. Khoảng thời gian của một tuần trăng là 29,5 ngày.

Dữ liệu về Mặt trăng
Đường kính tại xích đạo: 3.476 km
Khoảng cách ngắn nhất từ Trái đất: 356.000 km
Thời gian quay quanh Trái đất: 27,3 ngày Trái đất
Nhiệt độ bề mặt: -170oC đến 110oC

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Bảo Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)