Mạng chủ đề gia đình

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hiền | Ngày 05/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: mạng chủ đề gia đình thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH LÀ CÁI NÔI CỦA BÉ
VÀ NGÀY VUI 20/11
(Thời gian 5 tuần từ: 29/10 - 30 /11/ 2012)
MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất :
* Dinh dưỡng và sức khỏe :
- Trẻ biết giúp bố mẹ một số công việc vừa sức, làm gì khi trong nhà có người già ốm.
- An toàn khi sử dụng đồ dùng trong gia đình. Tránh những vật dụng, nơi nguy hiểm.
- Trẻ có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- Biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất, đúng giờ và có ý thức vệ sinh trong ăn uống.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…).
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống.
- Lựa chọn trang phục phù hợp thời tiết.
- Chỉ số 18: Hình thành ở trẻ ý thức và kỷ năng giữ gìn đồ dùng đồ chơi của bản thân, biết sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp.
- Chỉ số 19: Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm ( trên tháp dinh dưỡng)
- Chỉ số 19: Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày .
- Chỉ số 20: Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ chất, đủ lượng.
- Chỉ số 24: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
* Phát triển vận động:
- Có khả năng thực hiện các vận động: Đi, chạy, nhảy, leo trèo…
- Phối hợp chân tay nhịp nhàng khi thực hiện.
- Phối hợp chính xác giữa tay và mắt, biết cách cắt bằng kéo.
- Biết cầm bút để tô màu.
- Chỉ số 7: Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản .
2. Phát triển nhận thức :
- Trẻ nhận biết một vài quy tắc đơn giản trong gia đình.
- Trẻ hiểu về nhu cầu của gia đình (Nhu cầu ăn mặc, quan tâm lẫn nhau…)
- Biết tên, công việc và một số đặc điểm của người thân trong gia đình.- Miêu tả bản thân và người thân, các đồ dùng của gia đình thông qua hoạt động hát và kể chuyện.
- Biết cách giao tiếp ứng xử phù hợp với truyền thống văn hóa gia đình.
- Có thói quen hành vi văn minh trong văn uống.

- Biết ý nghĩa của ngày nhà giáo việt nam 20/11.
- Chỉ số 96: Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng .
- Chỉ số 97: Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống .
- Chỉ số 112: Hãy đặt câu hỏi .
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ biết bày tỏ tình cảm, suy nghĩ và nhu cầu của mình với mọi người thân trong gia đình.
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố phù hợp với chủ đề.
- Kể lại sự việc, Đóng vai theo lời chỉ dẫn chuyện của giáo viên, đóng kịch
- Nhận dạng một số chữ cái, tập tô, tập đồ các nét chữ.
- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ, giữ gìn, bảo vệ sách.
- Chỉ số 61: Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, khi buồn, tức dận, ngạc nhiên , sợ hãi .
- Chỉ số 62: Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn sinh cho liên quan đến 2,3 hành động
- Chỉ số 63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản , gần gũi .
- Chỉ số 64: Nghe hiểu nội dung truyện phù hợp với độ tuổi.
- Chỉ số 74: Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người.
- Chỉ số 77: Hình thành kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự phù hợp với gia đình.
4. Phát triển thẩm mỹ:
- Biết kính trọng người trên (bố, mẹ, ông , bà…) nhường nhịn em bé.
- Giữ gìn nhà cửa sạch sẻ, ngăn nắp.
- Biết bảo quản và sử dụng tiết kiệm các đồ dùng, đồ chơi của bản thân và gia đình.
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quang trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật.
- Sử dụng các kỷ năng vẽ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)