Mam non lop ghep

Chia sẻ bởi Võ Thị Minh Thức | Ngày 05/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: mam non lop ghep thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN TIẾT DẠY TỐT CHÀO MỪNG
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Thứ 5 ngày 16 tháng 11 năm 2017
MÔN: LQVH
ĐỀ TÀI: THƠ “ EM YÊU NHÀ EM "
I/ Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
* Trẻ 3 tuổi:
- Trẻ biết được tên bài thơ “ Em yêu nhà em”, tác giả “ Đoàn Thị Lam Luyến”.
* Trẻ 4 tuổi:
- Trẻ thuộc bài thơ, trẻ biết tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ.
* Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc và thể hiện điệu bộ.
2. Kỹ năng:
* Trẻ 3 tuổi:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, trả lời một số câu hỏi đơn giản của cô.
* Trẻ 4 tuổi:
- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ.
* Trẻ 5 tuổi:
- Rèn luyện kỹ năng trả lời một số câu hỏi của cô.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ.
- Khả năng chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng.
3. Thái độ:
Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết giữ gìn vệ sinh ngôi nhà, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp.…
II. CHUẨN BỊ:
- Mô hình minh họa nội dung bài thơ: “ Em yêu nhà em”.
- Tranh chữ to về nội dung bài thơ.
III/ Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát bài "Nhà của tôi".
Hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? Ngôi nhà dùng để làm gì?
+ Các con làm gì để bảo vệ ngôi nhà của mình ?
=>Giáo dục trẻ biết bảo vệ ngôi nhà, không viết vẽ bậy trên tường, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng…CC ạ! Mỗi gia đình đều có một ngôi nhà riêng, ngôi nhà không chỉ là nơi để chúng ta nghỉ ngơi sau mỗi ngày làm việc vất vả mà còn là nơi để những thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ với nhau mọi niềm vui...
- Thế các con có yêu quý ngôi nhà của mình không?
Và tác giả Đoàn Thị Lam Luyến cũng thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ “Em yêu nhà em”. Hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình nhé!
2. Hoạt động 2: - Cô đọc diễn cảm lần 1.
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Cô đọc lần 2 + mô hình minh họa nội dung bài thơ.
- Cô đọc lần 3 + tranh chữ to. * Trích dẫn, giảng giải nội dung, giải thích từ khó. + Chẳng đâu bằng…Ngâm thơ: Khung cảnh tươi đẹp và đầm ấm trong ngôi nhà xung quanh có cây cối, có các con vật gần gũi, có tiếng chim hót bên thềm, càng làm cho ngôi nhà trở nên dễ thương.
Giải thích từ khó:
. “ngào ngạt” : để chỉ hương thơm tỏa ra rất nhiều
 + Dù đi xa….. Như nhà của em: Niềm tự hào và tình cảm tự hào nơi em sống Cô Tóm lại: Bài thơ nói về 1 bạn nhỏ rất ueey ngôi nhà của mình …ngôi nhà không chỉ là nơi để chúng ta nghỉ ngơi sau mỗi ngày làm việc vất vả mà còn là nơi để những thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ với nhau mọi niềm vui
* Giáo dục trẻ: Yêu quý ngôi nhà, giữ gìn vệ sinh ngôi nhà, cất đồ dùng ngăn nắp… - Hướng dẫn trẻ cách đọc: Bài thơ này đọc giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tha thiết nhấn mạnh vào các từ: Chẳng đâu, có…
+ Dạy trẻ đọc thơ: - Từng tổ, nhóm, cá nhân, cả lớp. - Cô kịp thời sửa sai, khen trẻ. . Chú ý: Nhịp điệu, tốc độ đọc, luyện kỹ năng đọc diễn cảm và rõ lời.. * Đàm thoại về bài thơ:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? (bài “Em yêu nhà em”, tác giả Đoàn Thị Lam Luyến).
- Trong bài thơ bạn nhỏ đã kể về ngôi nhà của mình như thế nào?
 - Nhà bạn nhỏ có những con vật gì?
 - Xung quanh nhà bạn có trồng những loại cây gì?
 - Bên cạnh nhà bé có đầm hoa gì tỏa hương thơm ngát ?
 - Các cháu có biết câu thơ nào nói lên dù có đi nơi xa bé luôn nhớ về nhà của mình ?
- Các con có yêu nhà của mình không? Vì sao?
- Vậy các con làm gì để thể hiện tình cảm đối với ngôi nhà của mình?
 - Cô nói: Mỗi người chúng ta ai cũng có 1 ngôi nhà do bố mẹ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Minh Thức
Dung lượng: 43,95KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)