Luật giáo dục

Chia sẻ bởi Giáp Thị Ngà | Ngày 05/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Luật giáo dục thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Xin chào các chị học viên K32
Lớp CBQLGDMN!


Luật giáo dục
Năm 2005

Người giới thiệu
Th.S. Giảng viên chính : Trần Đức Hội
Giới thiệu chung về Luật giáo dục
1) Sự cần thiết ban hành luật giáo dục
Giáo dục là một lĩnh vực liên quan tới mọi người, mọi gia đình, mọi tổ chức trong xã hội.
Muốn có nền giáo dục phát triển lành mạnh, hiện đại chất lượng tốt, đáp ứng thời kỳ xây dựng đất nước CNH, HĐH, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ tổ quốc, giáo dục cần được quản lý bằng phương tiện hữu hiệu nhất là pháp luật.
Trước năm 1998, chúng ta có một hệ thống văn bản pháp lý dưới dạng nghị định, thông tư, quyết định.của các cấp chính quyền & cũng có văn bản luật thuộc hệ thống giáo dục, nhưng còn bộc lộ nhiều nhược điểm như:
- Trong thời điểm chuyển giao sang thế kỷ mới, trước xu thế toàn cầu hoá, sự chi phối của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế thị trường, sự phát triển vũ bão của KHCN, trước một nền giáo dục tiên tiến trên TG,
Trước định hướng :
Đi tắt, đón đầu trong mọi lĩnh vực nhằm hướng tới mục tiêu từ nay đến 2010 xây dựng đất nước phát triển theo hướng CNH, HĐH. giáo dục cần thiết phải có sự điều chỉnh các đối tượng cùng tham gia trong hoạt động giáo dục.

Từ những lý do đó cần phải ban hành Luật giáo dục.
Luật GD ra đời khẳng định vị thế của GDVN trên thế giới (sau gần 50 năm phát triển), phù hợp với xu thế phát triển chung của giáo dục thế giới và khẳng định sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nước ta, khẳng định nước Việt Nam luôn phấn đấu xây dựng một xã hội pháp quyền, một xã hội học tập.
Luật giáo dục ra đời đáp ứng nhu cầu xã hội hoá giáo dục ngày càng cao, khẳng đinh giáo dục không chỉ là sự nghiệp riêng của nhà nước mà là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn dân.
Luật giáo dục là công cụ quản lý giáo dục hữu hiệu nhất.

2) Quá trình hình thành Luật Giáo dục
Ngày 28.10.1995, Quốc hội khoá IX thông qua nghị quyết về xây dựng luật giáo dục (GD).
Nghị quyết II BCH TW Khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT thời kỳ CNH, HĐH.khẳng định và ban hành luật.
Qúa trình soạn thảo Luật giáo dục được chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn chuẩn bị
Từ năm 1994 đến tháng 12 năm 1995 :Tập hợp nghiên cứu các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành. Tổng kết kinh nghiệm 50 năm PT GD và kinh nghiệm 10 năm đổi mới.
Nghiên cứu, tham khảo luật GD của các nước phát triển, các nước châu á. Thành lập Ban chỉ đạo, ban soạn thảo, ban thư ký và mạng lưới cộng tác viên
Giai đoạn xây dựng đề cương
Từ tháng 1 năm 1996 - tháng 5 năm 1996 :
Dự thảo luật khung để định ra các vấn đề chung. Định hướng cấu trúc luật.
Giai đoạn biên soạn, thông qua luật, công bố luật :
Từ tháng 6 năm 1996 - tháng 12 năm 1998 :
- Luật GD được dự thảo tới 25 lần, trong đó : dự thảo lần thứ 23 đăng báo ND ngày 7,8/8/1998 để trưng cầu ý kiến toàn dân và sửa chữa trình Quốc hội.
Dự thảo 25 được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ tư thông qua ngày 2/12/1998. Luật được công bố theo pháp lệnh số 09/CTN ngày 11/12/1998 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

Qua 7 năm thực hiện , Luật GD 1998 đã góp phần phát triển sự nghiệp GD, hệ thống GD được đổi mới và từng bước kiện toàn; trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.
Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động GD và nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân đã xuất hiện một số bức xúc do thực tiễn đặt ra, cần qui định cụ thể hơn hoặc sửa đổi một cách cơ bản, tạo cơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp GD.
Ngày 14/6/2005, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thay thế cho luật GD ban hành năm 1998.
3) Quan điểm & nguyên tắc ban hành Luật GD 2005

Luật GD 2005 thể chế hoá đường lối, QĐ GD của Đảng được chỉ ra trong các văn kiện ĐH Đảng IX, kết luận HN TW6 & NQ HN TW9 khoá IX, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng GD và QL GD theo hướng chuẩn hoá, HĐH, XHH, góp phần thực hiện công bằng xã hội, hội nhập quốc tế và xây dựng xã hội học tập.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 là căn cứ pháp lý cơ bản để ban hành Luật GD 2005. Đồng thời các qui định của Luật GD 2005 phải bảo đảm phù hợp và đồng bộ với pháp luật hiện hành, đặc biệt là các đạo luật mới ban hành từ năm 1998 trở lại đây
Luật GD 2005 là Luật GD (sửa đổi lần 1), vì vậy việc ban hành phải căn cứ vào những đòi hỏi khách quan của xã hội, tập trung sửa đổi những qui định có tác dụng giải quyết các vấn đề thực sự bức xúc, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động GD và vấn đề công tác QLGD.
4) Bố cục và nội dung Luật GD 2005
a) Bố cục:
Luật GD 2005 gồm 9 chương 120 điều. Cụ thể như sau:
Chương I : Những qui định chung gồm 20 điều
Chương II : Hệ thống GD quốc dân gồm 27 điều.
Chương III : Nhà trường và cơ sở GD khác gồm 22 điều
Chương IV : Nhà giáo gồm 13 điều .
Chương V : Người học gồm 10 điều.
Chương VI: Nhà trường, gia đình và xã hội gồm 6 điều
Chương VII : Quản lý nhà nước về GD gồm 15 điều.
Chương VIII : Khen thưởng và xử lý vi phạm gồm 5 điều
Chương IX : Điều khoản thi hành gồm 2 điều
b) Những nội dung chủ yếu của Luật GD 2005
Luật GD 2005 được XD trên cơ sở kế thừa và phát triển những qui định của luật GD 1998 đã phát huy tác dụng tích cực, tạo hành lang pháp lí trong tổ chức và hoạt động giáo dục - đào tạo. Nội dung bao gồm :

Một là : Hoàn thiện một bước về hệ thống GĐQD, khẳng định vị trí của GDTX, phát triển GD nghể nghiệp theo 3 cấp đào tạo, tăng khả năng liên thông, phân luồng giữa các bộ phận của hệ thống.
Hai là : Nâng cao chất lượng và hiệu quả GD, xác định rõ yêu cầu về chương trình GD, về điều kiện thành lập trường, xác định những tiêu chí cơ bản để một trường Đại học hoặc Viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, định hướng về công tác kiểm định chất lượng GD, tạo điều kiện chuyển đổi từ đào tạo theo năm học sang đào tạo theo tích luỹ tín chỉ, tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở
Ba là : Nâng cao tính công bằng XH trong GD và tăng thêm cơ hội học tập cho nhân dân đặc biệt cơ hội học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng được hưởng chính sách , con em gia đình nghèo.

Bốn là : Tăng cường QL nhà nước về GD, xác định những qui phạm nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tiêu cực, xác định rõ trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, đặc biệt là các trường dạy nghề, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.
Năm là : Khuyến khích đầu tư mở rộng trường ngoài công lập đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng hoạt động của các trường dân lập, tư thục.
Kết luận : Kinh nghiệm thực tế cho thấy muốn triển khai tốt công việc mang tính chiến lược quốc gia, chúng ta cần có cơ sở pháp lý rõ ràng vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính ràng buộc cao. Cơ sở pháp lý cao nhất mà nhà nước ta có thể ban hành chính là các văn bản pháp luật.
Chính vì vậy sau 10 năm thực hiện Luật phổ cập GD (1991-2000), chúng ta đã cơ bản thanh toán được nạn mù chữ và hoàn thành phổ cập trên cả 64 tỉnh thành, trong đó Hà Nội là thành phố đầu tiên hoàn thành phổ cập GD Tiểu học. Đây là một thành tích to lớn chúng ta đã làm được để chuẩn bị nền tảng vững chắc cho việc phổ cập THCS, tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
5. Luật giáo dục sửa đổi, bổ xung năm 2009 Lần 2
Tài liệu
II. Các luật về trẻ em & liên quan đến trẻ em
Nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam có những luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của trẻ em. Hệ thống luật dành riêng cho trẻ em bao gồm :
Luật giáo dục
Luật phổ cập giáo dục
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
1) Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
a) Qu¸ tr×nh h×nh thµnh
Ngay từ sau CM T8, Bác Hồ và nhà nước ta đã đề ra nhiều CT, CS nhằm thực hiện tốt việc nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Từ năm 1930 đến nay, có rất nhiều văn kiện của Đảng, PL & CS của nhà nước đề cập đến quyền của trẻ em.
Năm 1979 Pháp lệnh "Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" ra đời qui định nhiệm vụ của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Căn cứ "Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam" Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ra đời ngày 12/8/1991 thay thế Pháp lệnh "Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em"
b) Nội dung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Luật gồm 5 chương 26 điều
Chương I : Những qui định chung ( 1 - 4 )
Chương II : Các quyền cơ bản và bổn phận của T.E(5-15)
Chương III : Trách nhiệm của GĐ, NT, XH (16 - 22)
Chương IV : Khen thưởng và xử lý vi phạm ( 23 - 24)
Chương V : Điều khoản cuối cùng ( 25 - 26)
c) Triển khai việc thi hành Luật bảo vệ chăm sóc GDTE
Nghị định 3/2/HĐBT ngày 14/11/1991 qui định chi tiết việc thi hành luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cụ thể :
- Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Trẻ em có quốc tích nước ngoài nhưng sinh sống ở Việt Nam, được nhà nước Việt Nam bảo hộ Quyền trẻ em theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức XH, GĐ, NT và mọi công dân theo chức năng và nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện hoặc chủ động phối hợp với nhau để thực hiện Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em.
- UB Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em của mỗi cấp phải theo dõi, đánh giá và đề nghị UBND cấp bằng khen nếu có thành tích trong việc bảo vệ chăm sóc GD trẻ em.
- Khi vi phạm Luật bảo vệ chăm sóc GDTE phải chịu kỷ luật theo điều 17 và 24 của luật này.
2) Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em ra ngày 20/11/1989 là văn bản có tính ràng buộc pháp lý theo luật pháp quốc tế đối với các quốc gia thành viên và là sự nhất trí đầu tiên của cả cộng đồng quốc tế.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã chính thức phê duyệt và mở cho các nước ký vào ngày 26/2/1990.
Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giưới và là nước đầu tiên ở châu á đã phê chuẩn Công ước vào ngày 20/2/1990.
Công ước có hiệu lực như Luật QT vào ngày 02/9/1990
Công ước bao gồm ba phần với 54 điều .
III. Các văn bản dưới luật
1) Cơ cấu khung và màng lưới trường lớp
2) Quyết định
--------------------------------------------------------------------------------------
Cảm ơn các chị đã chú ý theo dõi !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Giáp Thị Ngà
Dung lượng: 442,60KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)