Lop 5

Chia sẻ bởi Hồ Thị Thuyên | Ngày 14/10/2018 | 109

Chia sẻ tài liệu: lop 5 thuộc Đạo đức 5

Nội dung tài liệu:

TỔ CHỨC DẠY HỌC LỒNG GHÉP ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG BÁC HỒ
CHUYÊN ĐỀ
GIÁO VIÊN: ĐẶNG THỊ THANH DUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ỨNG HÒA
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THÁI
MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 5
KHỞI ĐỘNG
Ai chẳng có lần lỡ tay
Trong một chuyến tới thăm nước bạn, Bác có mang theo một cây san hô lớn, màu hông rất đẹp để tặng khách. Khi chuyển món quà quý lên máy bay, đồng chí Lâm đã làm gãy một “cành” lớn.
Đồng chí Lâm rụng rời chân tay, mặt tái mét, run như lên cơn sốt.
Bác nhìn thấy. Đồng chí Lâm lắp bắp mãi không thưa được câu gì với Bác.
Bác vỗ vai đồng chí Lâm nhẹ nhàng nói:
- Thôi để Bác dặn chuyển một cây khác vào chuyến máy bay sau. Chú đừng buồn. Ai chẳng có lần lỡ tay.
(Theo Kể chuyện Bác Hồ - NXB Dân trí, 2011, tr.98)
Nhận thấy được tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác Hồ.
Biết cách thể hiện tinh thần trách nhiệm khi mắc lỗi.
MỤC TIÊU
Hãy sắp xếp các nội dung dưới đây theo diễn biến câu chuyện, bằng cách đánh số từ 1 đến 4 vào ô trước mỗi nội dung đó:
Đồng chí Lâm rụng rời tay chân, mặt tái mét, run như lên cơn sốt.
Khi chuyển món quà quý lên máy bay, đồng chí Lâm đã làm gãy một “cành” lớn.
Bác Hồ vỗ vai đồng chí và nhẹ nhàng nói: “…Ai chẳng có lần lỡ tay”.
Đồng chí Lâm lắp bắp mãi không thưa được câu gì với Bác.
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
2
1
4
3
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
“Món quà quý” được nhắc đến trong câu chuyện là: Một cây san hô lớn, màu hồng.
2. “Món quà quý” được nhắc đến trong câu chuyện là gì?
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
Món quà đó được dùng để làm tặng cho khách, trong một chuyến thăm nước bạn của Bác. Đây là món quà ngoại giao thể hiện tình cảm cũng như sự tôn trọng của nước ta với nước bạn, vì thế đó là món quà quý.
3. Món quà đó được dùng để làm gì? Vì sao món quà đó lại quý?
HOẠT ĐỘNG NHÓM 4
4. Nhận xét về thái độ, cử chỉ của đồng chí Lâm khi làm gãy “cành” san hô.
5. Câu chuyện có ý nghĩa gì?
4. Nhận xét về thái độ, cử chỉ của đồng chí Lâm khi làm gãy “cành” san hô.
Sau khi làm gãy một “cành” san hô, đồng chí Lâm thấy mình có lỗi: Rụng rời tay chân, mặt tái mét, run như lên cơn sốt, lắp bắp mãi không thưa được câu gì với Bác.
5. Câu chuyện có ý nghĩa gì?
Câu chuyện ca ngợi tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác. Đồng thời đề cao tinh thần giám chịu trách nhiệm, biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Câu chuyện ca ngợi tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác.
Mỗi người cần phải suy nghĩa trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
GHI NHỚ
Bài tập 1
1. Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người sống có trách nhiệm?
a) Trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận.
b) Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
c) Đã nhận việc rồi nhưng không thích thì bỏ.
d) Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi.
đ) Việc nào làm tốt thì nhận do công của mình, việc nào làm hỏng thì đổ lỗi cho người khác.
e) Chỉ hứa nhưng không làm.
g) Không làm theo những việc xấu.
Các biểu hiện của người sống có trách nhiệm
a) Trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận.
d) Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi.
g) Không làm theo những việc xấu.
b) Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
Bài tập 2
2. Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến sau đây?
a) Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai.
b) Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biết nên không phải chịu trách nhiệm.
đ) Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng đã thiếu trách nhiệm và có lỗi.
c) Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm.
d) Chuyện không hay xảy ra đã lâu rồi thì không cần phải xin lỗi.
GDĐĐLSBH
CHÚC CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO MẠNH KHỎE, HẠNH PHÚC.
CHÚC CÁC EM HỌC SINH CHĂM NGOAN, HỌC GiỎI.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Thuyên
Dung lượng: 2,68MB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)